lang.ong-le.van.duyet-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Lăng Ông – LÊ VĂN DUYỆT, Sài Gòn 1965.

 

     LÊ VĂN DUYỆT (1763, vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường /xã Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ngày nay – 28/8/1832, Gia Định, lúc 69 tuổi), là một nhà chính trị, nhà quân sự, là một trong các tướng lĩnh chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh, là một đại thần và là Thái giám bảo vệ Cung quyến (năm 1781) và đã điều binh đem lại nhiều chiến thắng cho 2 triều đại nhà Nguyễn (trận Thị Nại 1801, chiếm thành Phú Xuân ngày 15/6/1801, thành Thăng Long (năm 1819), phá tan 2 cuộc nổi dậy của dân Đá Vách Quảng Ngãi (năm 1803, 1816), giải cứu thành Nam Vang và tiêu diệt giặc Sư Kế (năm 1820). Ông con là người đã xây Trường lũy (Tĩnh Man trường lũy, năm 1819), đắp thành Nam Vang (năm 1813) cho vua Chân Lạp, đắp thành Lô Yêm để trữ lương và lưu binh, điều động khoảng hơn 39.000 quân-dân đào kênh Vĩnh Tế (năm 1822-1824), …

     Ông được phong làm “Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận công“, “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước Quận công(ngày 31/5/1802). Ông là một trong “ngũ hổ tướng” ở Gia Định, hai lần được cử làm Tổng trấn thành Gia Định (năm 1812, 1820), là người đã góp công rất lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam kỳ bình yên và giàu có.

     Mặt khác, ông lại luôn phản đối vua Minh Mạng – phản đối chính sách bế quan tỏa cảng, quá trọng dụng Nho giáo mà chống đạo Công giáo. Ông đã bị triều đình hạch tội và cho phá mộ sau khi ông mất. LÊ VĂN KHÔI (con nuôi của ông) đã nổi dậy chống lại triều đình nhưng bị dập tắt nên ông lại bị truy tội; đến mãi đời Thiệu Trị thì ông mới được phục hồi danh dự và truy tặng cho ông chức “Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả Quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo Quận Công“, thụy là “Oai Nghị“.


 

Hình 2:  Khu Di tích Lăng Ông – 360 độ tương tác.


 

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art
9 /2022