hoahoan.nhacaotang-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà Cao tầng – Độ cao Vòi chữa cháy.

Nếu Bạn không thể thoát ra khỏi Tòa nhà đang cháy, thì Bạn sẽ chết. Đơn giản chỉ là vậy!

     Bây giờ là lúc 3 giờ sáng. Và Bạn đang ngủ say trong một Khách sạn/Nhà nghỉ vì tối qua Bạn uống bia và có một buổi tiệc vui vẻ.

    Đột nhiên! Bạn bị đánh thức bởi tiếng kêu la, hò hét đầy sợ hãi! và Không gian chung quanh Bạn thì tràn đầy khói, lại không có điện (hệ thống điện đã tự động cúp khi có báo cháy)! Khói thì càng lúc càng dầy đặc! Mọi người la hét ngày càng tăng mà Bạn nghe bằng các thứ tiếng nước lạ mà không phải là tiếng Việt.

và Bạn chưa từng biết phải làm thế nào để thoát ra?

     Hồi chiều Bạn check-in khách sạn, cất nhanh hành lý và trong vòng ít phút Bạn đã nhâm nhi bia với bạn bè của mình trong một quán bar gần đó. Sơ đồ khách sạn lúc này là một sự ‘huyền bí’! mà Bạn chưa từng biết. Khung sắt bảo vệ của các cửa sổ sẽ làm Bạn không thể nhảy ra ngoài được và Bạn cũng đang ở vị trí quá cao của tòa nhà. Hành lang thì đang dầy đặc khói sau ít phút khi bắt đầu cháy. Mọi người chạy loạn xạ ở cả hai hướng, lúi cúi trong làn khói và la hét hoảng loạn. Bạn đang rất hoảng sợ! Bạn cần phải lựa chọn rẽ trái hay rẽ phải? Sự hoảng sợ chưa từng có đã làm cho Bạn nghĩ rằng có lẽ Bạn sẽ chẳng bao giờ được gặp lại gia đình của mình nữa!

hoahoan.chungcu.carina-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Chung cư Carina 23 tầng Q.8 ngày 23.3.2018 (Nguồn: laodong.vn)

Trong hai phút nữa, Bạn sẽ sống sót hoặc chết! Đơn giản là vậy.

     Vậy có biết Bạn sẽ phải làm gì hay không?

     Hỏa hoạn ở Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà cao tầng, … Tại sao Bạn lại phải quan tâm?

    Mỗi năm, có hơn 1.000 người bị rơi vào cảnh hỏa hoạn ở Khách sạn/Nhà nghỉ trong các chuyến đi du lịch của họ. Có 50~100 người chết /mỗi cuộc hoả hoạn – hầu hết là do bị sốc khói (không phải là do lửa) –  thứ mà tất cả chúng ta đều ít sợ hơn lửa. Nhiều người cố gắng “chống chọi với khói“. Ví dụ họ cố chạy qua khói, nhưng bị mắc kẹt lại vì khi mắt chúng ta tiếp xúc với khói sẽ bị nhắm tịt lại và không thể mở ra nữa, do đó ta sẽ bị lạc lối, hoảng sợ và sẽ hít phải khói, ngộp ngất, rồi chết. Nếu bạn chỉ cần thực hiện 2 lần hít sâu trong vòng 10 giây Bạn sẽ chết vì hít khói.

 

 

hoahoan-itc-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Trung tâm Thương mại ITC Q.1 ngày 29/10/2002 – Lính cứu hoả phải phá ‘Mặt nạ‘ của toà nhà để cứu người (Nguồn: VCC Corp)

Nếu biết Bạn phải làm gì, thì Bạn sẽ sống sót sau vụ hỏa hoạn ở Nhà nghỉ /Khách sạn.

    Phải làm gì trong lúc hỏa hoạn?

+  Đừng hoảng sợ: hãy để 2 giây để định hình và bình tĩnh lại. Chắc chắn Bạn sẽ rất sợ, nhưng Bạn cần bình tĩnh để có thể sống sót.

+  Hãy cảm nhận tường/cửa bằng phần phía sau bàn tay của Bạn. Nếu thấy tường/cửa rất nóng thì Bạn đừng ra ngoài; vì điều đó có nghĩa là đang có lửa ở phía sau đó.

 

Nếu bạn không thể rời khỏi căn phòng

+  Xem rằng Bạn có thể cúi thấp để đến cửa sổ mà thoát ra được không? Bạn chỉ cần một cú nhảy từ chiều cao khoảng 2 tầng nhà xuống bê tông hoặc đường nhựa là Bạn sẽ an toàn; còn nếu cao hơn thì hãy nghi ngờ về khả năng và có vấn đề về an toàn nếu Bạn nhảy xuống. Hãy ném một chiếc đệm ra trước để Bạn nhảy xuống. Đừng lao ra khỏi cửa sổ, mà hãy từ từ leo xuống bằng cách bám tay trước khi nhảy xuống đất để giảm thiểu cú ngã. Hãy cong đầu gối lại khi Bạn tiếp đất. Đừng đập vỡ kính cửa sổ cho đến khi Bạn chuẩn bị nhảy vì sẽ không thể ngăn khói xông vào phòng ngay lúc đó.

 

Nếu không thể nhảy qua cửa sổ thì sao?

+  Đổ nước vào bồn tắm/bồn rửa và sử dụng các khăn tắm, tấm giẻ chèn vào các khe cửa để ngăn khói xông vào phòng. Tạt nước làm ẩm tường và cửa. Nếu không có nước thì sao? Hãy tè vào!

+ Hãy ra tín hiệu cho người đến cứu từ cửa sổ, hãy sử dụng đèn pin hay tấm vải có màu trắng.

 

thoat.khoi.hoahoan-hochanhkientruc.art

KỸ NĂNG thoát hiểm khỏi HOẢ HOẠN (Nguồn: Wikiwand)

hoahoan-caotang-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà cao tầng – THOÁT NGƯỜI qua Bao lơn (Nguồn: vnexpress.vn)

 

hoahoan-nhacaotang-thoatnguoi.qua.baolon-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà cao tầng – CỨU NGƯỜI qua Bao lơn (Nguồn: vnexpress.vn)

 

Nếu bạn có thể rời khỏi căn phòng?

Mang chìa khóa phòng theo Bạn nếu có chìa khóa trong tầm tay vì Bạn có thể sẽ cần để quay trở lại phòng.

Hãy cúi thấp người xuống hoặc tốt hơn là nên bò trườn tới nơi có ô xy vì khói mỗi lúc một gia tăng và có thể sẽ bay lên cao, tràn vào khu vực cửa.  Bạn bò sát cạnh tường để dễ được dẫn lối, tránh làm hoang mang những người khác và để dễ đến được các cửa dẫn ra lối thoát hỏa hoạn.

Đừng sử dụng thang máy vì đó sẽ là một cái lò nung và Bạn sẽ không muốn bị bẫy kẹt trong đó!

Đừng đứng lại trong bất cứ trường hợp nào cho đến khi được đội chữa cháy thông báo là đã an toàn (Cần nhớ là thà mất hành lý còn hơn là để mất mạng của mình).

Đừng cố che miệng, bịt mũi lại mà chạy vượt khói trừ khi Bạn có thể chắc chắn rằng chỉ cần tối đa 5 giây để chạy ra ngoài (nếu Bạn đã đi bộ lối đó khi check-in thì Bạn sẽ biết là mình có thể làm được như vậy hay không).

+  Nếu khói xộc vào mắt thì mắt sẽ bị nhắm lại và không mở ra nữa. Nếu Bạn bị mắc kẹt thì khói sẽ giết chết Bạn ngay trong ít giây! Do vậy! Đừng cố chống chọi với khói. Tốt nhất, hãy quay trở lại phòng của Bạn.

+  Mọi người cảm giác như là người ngớ ngẩn khi nói Bạn cần đếm từng cánh cửa, lối thoát ở đâu, … Trên một chiếc máy bay, người ta sẽ hướng dẫn cho Bạn cách để thoát ra trong trường hợp khẩn cấp, và Bạn cần ghi chép lại điều đó và Bạn ý thức được rằng điều này có thể xảy ra; nhưng trong Khách sạn/Nhà nghỉ thì thường lại không! Theo thống kê thì khả năng Bạn sẽ bị hỏa hoạn trong Khách sạn/Nhà nghỉ nhiều hơn là khi Bạn đi máy bay. Khách sạn/Nhà nghỉ thì hầu hết là có nhiều đồ gỗ, trang trí vách làm bằng tranh, các cửa sổ có lắp khung sắt bảo vệ, … và nếu như có đám cháy xảy ra thì nó có thể trở thành bẫy chết người chỉ trong vòng 5 phút.

 

hoahoan-caotang-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà cao tầng – THOÁT NGƯỜI qua Cầu thang thoát hiểm (Nguồn: vietnam.net)

     

     Do vậy, đừng khờ dạy, sao lãng! Hãy tập thói quen làm những việc dưới đây. Và một ngày nào đó! Bạn sẽ phải nghỉ đến mà không cần nói cảm ơn tôi vì điều này.

+  Hãy hỏi xem Khách sạn/Nhà nghỉ có còi báo cháy và thiết bị phát hiện khói hay không? Hãy xem xét xem có nên ở lại đó không? Nếu không có hệ thống báo cháy thì đừng nên ở phòng nơi tầng hai trở lên.

+  Hãy hỏi xem lối thoát hỏa hoạn ở đâu? và hãy tìm hiểu xem từ phòng của Bạn sẽ đến đó như thế nào? Hãy đi bộ theo lối thoát hỏa hoạn và kiểm tra cửa thoát trước khi dỡ hành lý của Bạn hoặc ra ngoài uống bia với bạn bè.

 

hoahoan-caotang-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà cao tầng – THOÁT NGƯỜI qua Cầu thang bộ (Nguồn: vov.vn)

 

+  Lý tưởng nhất là hãy ngủ trong căn phòng ở tầng hai có cửa sổ và có ít các khung sắt bảo vệ.

Hãy đếm nhanh số cửa từ phòng của Bạn đến chỗ thoát hiểm; hãy để ý xem nó ở bên trái hay bên phải tính từ phòng của Bạn. Nếu đi sai hướng từ phòng của Bạn trong khi đang hoảng loạn trong đám cháy thì có thể đó sẽ là sai lầm cuối cùng của cuộc đời bạn.

+  Khi ngủ, hãy đặt một chiếc đèn pin gần tầm tay của Bạn – điều này là quan trọng không chỉ giúp cho Bạn muốn đi tiểu vào lúc 4 giờ sáng.

 

culy-thoigian.thoatnguoi-hochanhkientruc.art
CỰ LY & THỜI GIAN thoát người an toàn

 

Hãy xem xét việc mua một thiết bị phát hiện khói di động.

+  Bạn cần chú ý xem xét những thứ cần có trong Khách sạn/Nhà nghỉ: bình cứu hỏa, thiết bị phát hiện khói, báo động, biển báo, bản đồ thoát hiểm; rằng lối thoát hiểm có bị cản trở bởi giường ngủ, đồ đạc linh tinh, nhà kho hay không? kể cả những người hay hút thuốc muộn vào ban đêm vô ý đứng ở gần nơi có nguy cơ xảy ra cháy, …

     Chúc Bạn luôn có những chuyến đi du lịch một cách an toàn.

hoahoan-nhacaotang-hochanhkientruc.art
HOẢ HOẠN Nhà cao tầng – THOÁT NGƯỜI an toàn (Nguồn: pcccanphuc)

GHI CHÚ :
◊  Nguồn: vnexpress, baolaodong, vcccorp, vov, vietnam.net, …

MỜI XEM :
◊  Trích Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG – TCXDVN 323:2004 (tham khảo) – Phần 1
◊  Trích Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG – TCXDVN 323:2004 (tham khảo) – Phần 2
◊  Tiêu chuẩn NHÀ Ở CAO TẦNG sửa đổi bổ sung TCXDVN 323:2004

BAN BIÊN TẬP 07/2023
hochanhkientruc@gmail.com