truong.lasan-pellerrin-hue-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Trường Dòng Lasan PELLERIN, đường Lê Lợi, Huế 1904 (Nguồn: AAVH)

     FRANÇOIS MARIE HENRI-AGATHON PELLERIN (20/2/1813, Quimper, Pháp – 13/9/1862, Penang, Malaysia) là học sinh xuất sắc tại Tiểu chủng viện Saint-Vincent (1828-1831, Pont-Croix), Đại chủng viện Quimper, Trường Thần học tại Saint-Sulpice (Paris), và được phong chức linh mục (ngày 17/12/1836) tại Nhà nguyện Couvent des Oiseaux, sau đó làm Cha phó ở Saint-Louis de Brest (tháng 1/1837), rồi gia nhập Chủng viện Hội Thừa Sai Hải Ngoại (ngày 15/7/1843, tại Rue du Bac, Paris).

     PELLERIN nhận quyết định đi Đàng Trong (Việt Nam, ngày 8/11/1843) và học tiếng ViệtHọc viện chung Pulau Penang, Mã-Lai (ngày 10/1/1844).

     Sau đó, PELLERIN đến Bình Định (tháng 10/1845) và phụ trách rao giảng Tin Mừng cho người dân tộc đồng thời chuẩn bị những nơi trú ngụ cho các linh mục khác. PELLERIN được làm Giám mục phó (tháng 9/1846) cho Giám mục ÉTIENNE CUÉNOT và được đặt tên là PHAN (PELLERIN PHAN). PELLERIN đến Huế (tháng 3/1848) và được bảo trợ bởi Thái bộc MICAE HỒ ĐÌNH HY (một vị quan triều Nguyễn theo Công giáo). PELLERIN trú tại Chủng viện Joshe và thành lập Hiệp hội Thánh Tâm–Mân Côi, rồi đến Kẻ Sen (Kẻ Bàng).

     Sau đó, PELLERIN trở về Bình Định (ngày 27 /8/1850) để hổ trợ cho việc sáp nhập hai Giáo phận Đông Đàng Trong (bao gồm 3 tỉnh phía Bắc: Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình cho đến sông Gianh) thành Giáo phận Bắc Đàng Trong (Giám mục phó PELLERIN PHAN làm đại diện Tông tòa với khoảng 24.500 giáo dân, 2 vị thừa sai: Linh mục Sohier ở Di Loan và Galy ở Kẻ Sen, và 10 linh mục bản xứ).

     PELLERIN rời Việt Nam và đến Hồng Kông (ngày 13/2/1857).

     Sau đó, PELLERIN trở về Pháp (ngày 20/5/1857) và nhờ Đức Hồng Y BONNECHOSE giới thiệu mà được hội kiến Hoàng đế NAPOLÉON III tại Biarritz để báo cáo tình hình ở Việt Nam. Cùng với sự tác động của Hoàng hậu EUGÉNIE (một người rất sùng đạo), NAPOLÉON III (1808-1873) đã quyết chí đánh chiếm Việt Nam và giao nhiệm vụ cho Đô đốc RIGOULT DE GENOUILLY thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp lên Việt Nam. Giám mục PELLERIN chính là nhân vật lịch sử đã chủ động trình bày kế hoạch xăm chiếm Việt Nam lên Hoàng đế NAPOLÉON III.

     PELLERIN PHAN đã mất ở Pê-nang, Mã-Lai (ngày 13/9/1862) vì bệnh nặng.

     Tên của Giám mục PELLERIN đã được đặt (năm 1865) thay cho tên của Đường số 24 (năm 1863); và sau đó (năm 1878) lại thay đổi sang tên của nhà khoa học Pasteur.

BAN BIÊN TẬP
9 /2023
hochanhkientruc@gmail.com