tuong.dai-phan.dinh.phung-ha.tinh-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Đình nguyên Tiến sĩ PHAN ĐÌNH PHÙNG – Tượng đài Phan đình Phùng & Nghĩa quân, đồi Đọng Voi, thị trấn Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Nguồn: VnExpress)

     PHAN ĐÌNH PHÙNG (潘 廷 逢, 6/6/1847, xã Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh – 21/1/1896, Vụ Quang, Hương Khê, Hà Tĩnh, 48 tuổi), hiệu Châu Phong (珠 峰), tự Tôn Cát, là nhà cách mạng Việt Nam lãnh đạo Phong trào Cần Vương khởi nghĩa ở Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) chống thực dân Pháp, là Đại sĩ phu Nho giáo, là một Vị anh hùng dân tộc. PHAN ĐÌNH PHÙNG nổi tiếng với ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.

     PHAN ĐÌNH PHÙNG xuất thân trong một gia đình quan lạiHà Tĩnh. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra chán ghét với cách học bảo thủ, tuy vậy ông vẫn kiên trì học tập cho đến khi đỗ Cử nhân (khóa thi Bính Tí 1876) và trở thành Đình nguyên Tiến sĩ trong kỳ thi Đình năm sau (1877).

     Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ làm Tri huyện Huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Ông nhanh chóng thăng quan tiến chức dưới thời Vua TỰ ĐỨC (Nhà Nguyễn) và nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, kiên quyết chống tham nhũng. Trong thời gian tại chức, PHAN ĐÌNH PHÙNG đã phạt đánh roi một vị Cố đạo TRẦN LỤC có hành động hỗ trợ ngầm các Nhà truyền giáo Pháp và luôn ức hiếp dân không theo đạo ở địa phương; và một cuộc tranh cãi giữ dội đã nổ ra, ảnh hưởng đến mối quan hệ Triều đình-Công giáo-Pháp; cuối cùng, triều đình Huế đã phải cách chức ông. PHAN ĐÌNH PHÙNG đã suýt mất mạng vì đấu đá nội bộ trong triều đình (sau khi Vua TỰ ĐỨC mất).

     Nhờ sự chính trực của mình, PHAN ĐÌNH PHÙNG được thuyên chuyển vào kinh thành và gia nhập Đô sát viện. Ông đã tố cáo nhiều vụ khuất tất mà có lần Vua TỰ ĐỨC đã khen là “thử sự cửu bất phát, phùng Phùng nải phát(việc này đã lâu không ai phát giác ra, nay gặp Phùng mới phát hiện được), và được thăng chức Ngự sử. Phụ chính TÔN THẤT THUYẾT – vị đại thần phụ chính – có tính hấp tấp và không trung thực – đã ngó lơ Di chiếu truyền ngôi của Vua TỰ ĐỨC và phế truất, giết hại 03 vị hoàng đế; PHAN ĐÌNH PHÙNG đã phản đối mà bị tước hết chức vị, ngồi tù rồi bị đày về quê. Lúc đó, Pháp vừa mới xâm chiếm Việt Nam và thành lập Liên bang Đông Dương.

     PHAN ĐÌNH PHÙNG đã tổ chức các đội quân nổi dậy, hưởng ứng Phong trào Cần Vương (do TÔN THẤT THUYẾT đề xướng nhằm đánh đuổi quân Pháp và đưa HÀM NGHI lên ngôi). Ông được HÀM NGHI phong làm Tán lý Quân vụ, lãnh đạo các nghĩa quân. Ông tập hợp sự ủng hộ từ các làng quê, lập đại bản doanh trên núi Vũ Quang (???), một nơi có thể nhìn ra pháo đài ven biển của Pháp. Tổ chức của ông cũng trở thành hình mẫu cho các nghĩa quân về sau. Ông chia nghĩa quân thành 15 thứ, mỗi thứ có từ 100 đến 500 quân. Nghĩa quân của ông được giữ kỷ luật và mặc quân phục như quân đội chính quy. Đứng ra giúp sức cho PHAN ĐÌNH PHÙNG là các đại sĩ phu có tiếng như PHAN TRỌNG MƯU, CỬ PHAN CÁT SU, PHAN QUANG CƯ và các võ tướng xuất thân từ nông dân như CAO THẮNG (thủ lĩnh “Giặc cờ Vàng”, trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng), CAO NỮU, LÊ NINH, NGUYỄN CHANH. Nghĩa quân áp dụng chiến thuật du kích (với khoảng 1000 người với 500 khẩu súng), xây dựng mạng lưới gián điệp, lập căn cứ và xưởng sản xuất vũ khí nhỏ (chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ và cuối cùng PHAN ĐÌNH PHÙNG đã suy sụp và chết vì bị thương trong chiến trận khi bị quân Pháp bao vây). CAO THẮNG tử trận (năm 1893) khiến nghĩa quân của PHAN ĐÌNH PHÙNG bị suy yếu. Pháp điều NGUYỄN THÂN (năm 1895) phối hợp với Công sứ DUVILLIER (Nghệ An) đem 3.000 lính tấn công quân khởi nghĩa. Quân chủ lực của PHAN ĐÌNH PHÙNG bị bít đường tiếp vận và chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt sang núi Vũ Quang. Quân của NGUYỄN THÂN ngày càng xiết chặt vòng vây và trong một trận giao tranh ác liệt, PHAN ĐÌNH PHÙNG đã bị thương nặng rồi hy sinh (ngày 28/12/1895); căn cứ núi Vũ Quang, núi Quạt bị chiếm đóng sau đó 12 ngày. Thi hài của PHAN ĐÌNH PHÙNG được hỏa táng, song tên của ông trên văn bia tiến sĩ Huế bị đục bỏ. Số chỉ huy còn lại lần lượt bị tử trận, bị bắt (năm 1896), một số khác mất nơi rừng sâu nước độc và rút qua Xiêm La (Thái Lan ngày nay) hoặc ra hàng…

     Cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê mà PHAN ĐÌNH PHÙNG cùng các cộng sự đã dày công xây dựng… đến đây là kết thúc!

     PHAN ĐÌNH PHÙNG còn biên soạn một cuốn sách – Việt sử Địa dư (越 史 地 輿) bằng Hán văn (hiện chỉ còn một bản viết tay); sách đã được chuyển dịch sang tiếng Việt và xuất bản lần đầu tiên vào năm 2008.

but.tich-viet.su.dia.du-phan.dinh.phung-hochanhkientruc.art
Hình 2:  Bút tích của Phan Đình Phùng – Sử bia ở Khu tượng đài Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh, 2009.

BAN BIÊN TẬP
9 /2023
hochanhkientruc@gmail.com