ho.con.rua-saigon-2008-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Vòng xoay Hồ Con Rùa – Công trường Quốc tế, TPHCM 2008 (Nguồn: Wikipedia)

     Vị trí này ngày xưa (năm 1790)Cổng Khảm Khuyết (Vọng Khuyết) (Hình 2) của thành Bát Quái (thành Quy). Sau đó (năm 1878), Tháp nước của Đô thành Sài Gòn đã được xây dựng tại đây; về sau (năm 1921), nơi đây trở thành Công trường MARÉCHAL JOFFRE (Công trường Ba Hình) (Hình 3), Công trường Chiến Sĩ (năm 1956) (Hình 3), Hồ Con Rùa (năm 1967, do KTS. Nguyễn Kỳ thiết kế) (Hình 1).

thanh.quy-vitri-ho.con.rua-hochanhkientruc.art
Hình 2:  Vị trí (nơi có đa giác màu tím) Vòng xoay – Công trường Quốc tế – ‘Hồ Con Rùa’ – so với di vết của thành Quy – trich Bản đồ Sài Gòn 1890.

CHÚ THÍCH:  Rue Richaud (đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay); Rue Chasseloup Laubat (đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay); Boulevard Norodom (đường Lê Duẩn ngày nay); Rue L. Mossard (đường Nguyễn Du ngày nay); Rue La Grandière (đường Lý Tự Trọng ngày nay); Rue d’Espagne (đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay); (đường Lê Thánh Tôn ngày nay); Rue Mac Mahon (đường Nam kỳ khởi nghĩa ngày nay); Rue Pellerin (đường Pasteur ngày nay); Rue Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay); Rue Paul Blanchy (đường Hai Bà Trưng ngày nay).

     Hồ có tháp hoa cao 34m với điêu khắc hình con rùa ở dưới chân tháp. Ngọn tháp vươn cao ở phía Đông và là tiêu điểm tầm nhìn của trục đường Phạm Ngọc Thạch. Nơi nay về sau (năm 1972) được gọi là Công trường Chiến Sĩ (Hình 4), Công trường Quốc tế ngày nay (Hình 1).

BAN BIÊN TẬP
9 /2023
hochanhkientruc@gmail.com