nganh.moi-cong.nghe-kythuat-kientruc-hoachanhkientruc.art

Hình 1:  Ngành mới ‘CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC”.


     Theo Thông tư 24/20171 /BGDĐT về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học ngày 10/10/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ngành “Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc(mã ngành 7510101) xác định Mục tiêuĐào tạo ra những Cử nhân, Kỹ sư Kỹ thuật kiến trúc (Cử nhân kiến trúc, Kỹ sư kiến trúc) :

+ có Kiến thức tổng hợp và Nhận thức tốt về các Khía cạnh kỹ thuật của Tòa nhà trong phạm vi Kiến trúc;
+  có Tư duy sáng tạo và Kỹ năng về Thiết kế kiến trúc-xây dựng;
+  có Năng lực Quản lý công trình trong Thời đại công nghệ số.


Phần 1:  Bối cảnh và Xu hướng Xây dựng bền vững & Thích ứng với Biến đổi khí hậu

     Ngày nay, Ngành Kỹ thuật Kiến trúc được biết đến là ngành có kiến thức liên ngành, chuyên sâu về Thiết kế tích hợp kiến trúc-xây dựngvận hành các công trình thông minh, sử dụng năng lượng hiệu quả, tạo ra Môi trường sống chất lượng cao cho Người sử dụng, giúp các công trình xây mới và hiện hữu phát thải ít carbon.

     Thế giới đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậusự suy giảm nguồn năng lượng ngày càng nhanh; vì vậy, ngoài việc đảm bảo Công năngKết cấu thì các Vấn đề kỹ thuật của Tòa nhà để phục vụ con người một cách hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ có vai trò hết sức quan trọng. Ngành Kiến trúcxây dựng đang có những thay đổi quan trọng dưới sự tác động ảnh hưởng của những làn sóng công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.025.03.

     Bối cảnh của Thời đại nêu trên đặt ra Yêu cầu phải nâng cao năng lực thiết kế tổng hợp đối với các Kiến trúc sư, Kỹ sư kiến trúc, Kỹ sư xây dựng, đồng thời đòi hỏi Chương trình đào tạo các ngành liên quan đến Kiến trúc cần phát triển hơn nữa những nội dung về Kỹ thuật-công nghệ phục vụ cho Thiết kếQuản lý công trình.

     Khoảng hơn hai thập niên gần đây, các Vấn đề xây dựng bền vững bắt đầu được du nhập và quan tâm khá nhiều ở Việt Nam. Các yêu cầu thiết kế, xây dựngquản lý vận hành công trình để đạt hiệu quả năng lượngđảm bảo chất lượng sống của Người sử dụng đang trở thành Xu hướng chung của thế giới nhằm thích ứng với Biến đổi khí hậu và hướng đến Cuộc sống đảm bảo Sức khỏe, Môi trường.

     Tại Hội nghị COP264 (Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu /Conference of the Parties) tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các Biện pháp mạnh mẽ để giảm phát thải khí Nhà kính5 nhằm đạt mức phát thải ròng bằng0” vào năm 2050.

     Kỹ thuật thiết kếxây dựngkiến trúcvận hành các Công trình xây dựng trên Thế giới đã và đang phát triển nhanh trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với Hệ thống trang thiết bị hiện đại và ngày càng phức tạp, để công trình có thể đạt hiệu quả năng lượng và đảm bảo Chất lượng môi trường sống trong công trình nhất thiết đòi hỏi một Quy trình thiết kế tích hợp cùng các Kỹ năng vận hành được số hóa.

     Xã hội đang thiếu hụt một lượng lớn các Cử nhân, các Kỹ sư và các Chuyên gia có khả năng thực hiện công việc thiết kế tích hợp, quản lý kỹ thuật liên ngành trong Thiết kế, Xây dựng và Quản lý vận hành công trình một cách bài bản chuyên nghiệp.

     Trước bối cảnh trong nước và quốc tế nhu thế! Cơ hội không hề nhỏ mở ra cho các Nhà nghiên cứuNhà quản lý giáo dục để xây dựng Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Kiến trúc. Việc Phát triển Khoa học về Kỹ thuật Kiến trúc, bao hàm Nội dung liên ngành về Kỹ thuật xây dựng, Môi trường, Quản lý xây dựng là hoàn toàn đúng Xu hướng và Nhu cầu tất yếu của Xã hội và Thế giới hiện nay – đặc biệt trong Bối cảnh thế giới đã bước sang Thời kỳ xây dựng các Khu ở, Đô thị bền vững và Công trình kiến trúc-xây dựng tiến đến Giới hạn trung hòa các-bon6 (zero carbon).


4 Lĩnh vực rất cần thiết trong Thị trường lao động hiện nay

     Thực tế hiện nay tại Việt Nam, Thị trường lao động là cấp thiết trong 4 Lĩnh vực :

1)  Quản lý kỹ thuật liên ngành trong các Sở, Ban Ngành, các Công ty thiết kế-xây dựng;

2) Quản lý thiết kế và xây dựng các công trình hiện đại với đầy đủ kiến thức về Thiết kế tích hợp kỹ thuật theo Công nghệ hiện đạisố hóa;

3)  Quản lý vận hành Tòa nhà với đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu Quản lý số hóa, hiểu biết về Kỹ thuật và Công nghệ điều khiển Tòa nhà;

4)  Tư vấn thiết kế và Yêu cầu đánh giá hiệu quả năng lượng được sử dụng trong Công trình kiến trúc-xây dựng, Công trình xanh, Công trình bền vững, …


còn tiếp

MỜI XEMPhần 2:  Số liệu khảo sát Thực tế trong nước & ngoài nước.


CHÚ THÍCH

1Thông tư 24/2017 /BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học ngày 10/10/2017, bao gồm 23 Đầu số Mã Ngành sau :

714:   Khoa học giáo dục và đào tạo Giáo viên;752:  Kỹ thuật;
721:   Nghệ thuật;754:  Sản xuất và Chế biến;
722:   Nhân văn;758Kiến trúc Xây dựng;
732:  Báo chí và Thông tin;762:  Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;
734:   Kinh doanh và Quản lý;764:  Thú y;
738:   Pháp luật;772:  Sức khoẻ;
742:  Khoa học sự sống;776:  Dịch vụ xã hội;
744:  Khoa học tự nhiên;781:  Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân;
746:  Toán và Thống kê;784:  Dịch vu vận tải;
748:  Máy tính và Công nghệ thông tin;785:  Môi trường và Bảo vệ môi trường;
751:  Công nghệ Kỹ thuật;786:  An ninh, Quốc phòng;
790:  Khác.

2Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hình thành từ khoảng đầu những năm 2010 với việc sử dụng các Hệ mạng – thực tế CPS (Cyber-Physical Systems) để có Nền sản xuất thông minh (Smart production) với IoT, AI, Big data, Robot, v.v…
(Ghi chú :
Công nghiệp 1.0
khởi đầu vào cuối thế kỷ thứ 18 với sự xuất hiện của các thiết bị sản xuất cơ khí, động cơ hơi nước (năm 1765), máy dệt (năm 1784), …;
Công nghiệp 2.0 khởi từ cuối thế kỷ thứ 19 với đặc trưng sản xuất hàng loạt (dây chuyền sản xuất đầu tiên năm 1870) nhờ trợ giúp của năng lượng điện, …;
Công nghiệp 3.0 khởi đầu vào cuối thế kỷ thứ 20 với việc sử dụng các hệ thống điện tử, công nghệ thông tin để có nền sản xuất tự động hóa (Bộ điều khiển logic lập trình đầu tiên xuất hiện vào năm 1969).


3Cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 là bước tiến tiếp theo sau Cách mạng Công nghiệp 4.0, hứa hẹn mang đến những đột phá, tập trung vào Sự tương tác giữa con người và máy móc, tập trung việc nâng cao khả năng sáng tạo, tận dụng Sức mạnh của công nghệ như :
Trí tuệ nhân tạo tăng cường (AI được sử dụng để hỗ trợ Con người trong các công việc đòi hỏi Sự sáng tạo, tư duy phản biện và ra quyết định, giúp các Doanh nghiệp tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động);
Tương tác cá nhân hóa (AI có thể tự học hỏi và thích ứng với các Nhu cầu cá nhân, mang đến những Trải nghiệm cá nhân hóa cao, ra đời những Sản phẩm và Dịch vụ hoàn toàn mới, nâng cao Chất lượng cuộc sống, tạo ra nhiều Cơ hội việc làm mới đòi hỏi kỹ năng sáng tạo);
Sự bền vững (Công nghệ được sử dụng để thúc đẩy phát triển Sự bền vững và giải quyết các Vấn đề môi trường).


4Hội nghị COP26 (Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu /Conference of the Parties) “Hướng đến tương lai xanh cho Trái Đất” là Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc, được tổ chức tại Glasgow /Scotland (31/10/2021 ~ 12/11/2021), thu hút hơn 120 Nhà lãnh đạo thế giới tham gia và hàng chục nghìn đại biểu từ các Quốc gia, Tổ chức phi chính phủ Doanh nghiệp. Hội nghị COP26 đã tái khẳng định :
Cam kết thực hiện Hiệp định Paris (nỗ lực giảm phát thải khí Nhà kính để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C);
+  Đ
ề cao Tài chính khí hậu (cam kết cung cấp 100 tỷ USD/năm cho các Nước đang phát triển để thực hiện các mục tiêu khí hậu);
+  Thúc đẩy Hợp tác quốc tế (tăng cường hợp tác giữa các Quốc gia, Tổ chức và Cá nhân để cùng nhau giải quyết Vấn đề biến đổi khí hậu).


5Khí thải Nhà kính (KTNK) là những Khí tồn tại trong Khí quyển Trái Đất và có khả năng hấp thụ Bức xạ hồng ngoại khiến giữ nhiệt hấp nóng Địa cầu. Nồng độ KTNK gia tăng do Hoạt động của con người (Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch: như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, …; dẫn đến Hiện tượng hiệu ứng Nhà kính, khiến Trái Đất nóng lên nhanh chóng mà gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Môi trường, gây Biến đổi khí hậu: Trái Đất nóng lên, gây ra nhiều Hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão tố, mực nước biển dâng cao, …; Ảnh hưởng đến Sức khỏe con người: thông qua các hiện tượng như nắng nóng gay gắt, ô nhiễm không khí, dịch bệnh, …; Gây hại cho Hệ sinh thái: ảnh hưởng đến Môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng); …  
      Vì vậy cần đẩy mạnh thực hiện các Giải pháp giảm thiểu KTNK như :
Chuyển đổi sang Năng lượng tái tạo: Sử dụng các Nguồn năng lượng tái tạo như Năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, … để thay thế cho Nhiên liệu hóa thạch;
Nâng cao Hiệu quả sử dụng năng lượng: Áp dụng các biện pháp Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất;
Trồng Cây xanh: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2, do vậy cần tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc;
Phát triển Giao thông công cộng: Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân để giảm lượng khí thải;
Nâng cao Nhận thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao Nhận thức của Cộng đồng về tác hại của KTNK và khuyến khích mọi người chung tay bảo vệ Môi trường.


6Giới hạn trung hòa cácbon (Net-zero carbon emissions) là trạng thái cân bằng giữa lượng khí thải Carbon dioxide (CO2) và các Khí nhà kính khác thải ra môi trường và lượng khí thải này được hấp thụ bởi các nhân tố tự nhiên hoặc loại bỏ bằng các biện pháp nhân tạo. Nói chung, Không được phát thải thêm Khí nhà kính vào Khí quyển, qua đó hạn chế Sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất (ngăn chặn mức tăng Nhiệt độ toàn cầu vượt quá 1,5°C) và giảm thiểu tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững, tạo ra Nền kinh tế năng lượng thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm Ô nhiễm không khí, cải thiện Sức khỏe con người và tạo ra Môi trường sống an toàn, lành mạnh, thay đổi hành vi Thói quen tiêu dùng và Lối sống của Con người để hướng đến một Lối sống bền vững.


MỜI XEM :
◊  Phần 2:  Số liệu khảo sát Thực tế trong nước & ngoài nước.
◊  Phần 3:  Ngành mới “Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc” ở Việt Nam, Mã Ngành đào tạo & Bằng cấp.
◊  Phần 4:  Kết luận & Kiến nghị.

BAN BIÊN TẬP
4/2024
hochanhkientruc@gmail.com