cxong.nghe-ky.thuat-kien.truc-hochanhkientruc.art
Hình 4:  Ngành mới “CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC”.

Kết luận & Kiến nghị

Khó khăn & Thách thức

      Những khó khăn, thách thức có thể nhận thấy trong việc xây dựng Ngành Kỹ thuật kiến trúc tại Việt Nam hiện nay là :

Chưa có nghiên cứu toàn diện dưới góc độ liên ngành;

+  Định nghĩa về “Kỹ thuật Kiến trúc” hay “Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc” còn sơ sài và chưa theo đúng Chuẩn của thế giới – thiếu và chưa hàm ý đủ để đạt mục tiêu hướng đến Xu hướng xây dựng Công trình bền vững;

+  Các Chuyên gia về ngành Kỹ thuật kiến trúc mới chỉ có một số ít được đào tạo từ nước ngoài trong những năm gần đây.

       Như vậy, để có Kết quả đột phá theo đúng Xu hướng tiếp cận hiện đại của Kiến trúc-Xây dựng ở thế giới ngày nay với các Mục tiêu phát triển bền vững, nhất thiết cần Xây dựng các Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc bám sát chính xác các Khái niệm, Mục tiêu dựa trên các Chuẩn quốc tế.

Phương hướng đào tạo

      Việc đào tạo Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc là cơ sở nền tảng quan trọng của Ngành Xây dựng nói chung – và Ngành Kiến trúc nói riêng – trong xu thế phát triển Thiết kế, Xây dựngQuản lý vận hành Công trình bền vững, và mở rộng hơn là Nghiên cứu Công trình Kiến trúc-Xây dựng với phạm vi quy mô vượt ra ngoài Công trình và hướng đến các Đô thị bền vững.

     Trước Bối cảnh chống ô nhiễm giảm khí thải carbon ở các quốc gia cũng như trên toàn cầu, cùng với sự phát triển Khoa học công nghệ và Kỹ thuật, các vấn đề Vật lý công trình được sự trợ giúp của Kỹ thuật điều khiển, Lập trình sẽ dễ dàng đạt được các Mục tiêu xây dựng bền vững.

      Các Trường đại học đào tạo Ngành kiến trúc-xây dựng Việt Nam cần xây dựng và mở Ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc theo Chuẩn thế giới, có tính liên ngành cao. Sinh viên cần được rèn luyện Hệ thống tư duy tốt để trở thành những người có thể đóng góp hiệu quả cho Môi trường xây dựng bền vững.

      Các Nội dungHoạt động trong Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc có thể được xây dựng một cách linh hoạt tương ứng với Mục tiêu đầu ra, sự đi đôi của việc Học chủ động kết hợp với Thực hành, chú trọng xây dựng Năng lực, Kỹ năng, và Phương pháp sáng tạo cho Sinh viên để có Kiến thứcKhả năng sử dụng các Công cụ tin học trong Tính toán, Thiết kế Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc trong Thời đại số hoá toàn cầu hiện nay.


MỜI XEM :
◊  Phần 1:  Số liệu khảo sát Thực tế trong nước & ngoài nước.
◊  Phần 2:  Số liệu khảo sát Thực tế trong nước & ngoài nước.
◊  Phần 3:  Ngành mới “Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc” ở Việt Nam, Mã Ngành đào tạo & Bằng cấp.

GHI CHÚ :
◊  Nguồn: TS PHẠM THỊ HẢI HÀ, TS NGUYỄN THỊ KHÁNH PHƯƠNG, ThS PHẠM TIẾN BÌNH, ThS NGUYỄN THỊ HOA – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 2023.
◊  Các Tiêu đề, Hình ảnh minh hoạ, Trình bày, ‘biên tập nhẹ’, … do BAN BIÊN TẬP hochanhkientruc.art thực hiện.

BAN BIÊN TẬP
4/2024
hochanhkientruc@gmail.com