arsenal.saigon-bason-1888-hochanhkientruc.art
Hình 1Thuỷ xưởng ARSÉNAL SAIGON – Ba Son 3/1/1888 (Nguồn: C.K. Tilly – Illustration số 2353, 31/3/1888)

Trạm tàu biển quân sự năm 1860 & Arsénal de Saigon (Xưởng thuỷ Sài Gòn) thời Pháp thuộc năm 1863

      Năm 1859, liên quân PhápTây Ban Nha đánh chiếm Sài Gòn. Sách “Ngày Pháp chiếm Nam kỳ” có ghi lại tờ trình của đô đốc RIGAULT DE GENOUILLY17với Bộ Hải quân: “Việc chiếm được thành Sài Gòn và các pháo đài dọc sông đã thu được một số chiến lợi phẩm đáng kể: 200 khẩu đại bác bằng đồng hay sắt, một tàu chiến lớn và bảy, tám thuyền chiến đang đóng trong xưởng. Trong thành có một công binh xưởng đầy đủ…”. JEAN BOUCHOT18 chú thích thêm: “Các xưởng này đặt trên rạch Thị Nghè. Trên bờ phải của rạch còn tìm thấy hai ụ tàu đã được đào từ lâu...”.

     Sau khi chiếm thành Gia Định (ngày 17/2/1859), người Pháp đã khôi phục Xưởng thủy Chu của nhà Nguyễn thành Trạm tàu biển quân sự (năm 1860). Cơ sử này có thể sửa chữa tàu thuyền để phục vụ cho các cuộc hành quân của thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.

    Sau trận tấn công vào đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp chiếm hoàn toàn Sài Gòn-Gia Định (ngày 25/2/1861). Việc đầu tiên mà quân Pháp thực hiện tại Sài Gòn là khảo sát địa chất để xây dựng xưởng đóng và sửa chữa tàu biển cùng với các ụ chìm. Chính quyền Pháp bắt đầu cho xây dựng một ụ nhỏ cùng lán trại. Theo TIM DOLING: “… Đô đốc BONARD ra lệnh xây dựng một ụ tàu 72 mét, nhưng vì gặp khó khăn (do tính chất của đất) nên người Pháp đã không hoàn thành (cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1864).” Tuy nhiên! Xưởng thủy đã trở thành nơi củng cố quân sự-chính trị, gây dựng thực lực và lấy Gia Định làm bàn đạp để tiến quân ra Bắc.

     Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)triều đình Huế đã ký kết để nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳngười Pháp quyết định chính thức xây dựng Arsénal de Saigon (Xưởng đóng tàu Sài Gòn) ngày 28/4/1863; vị trí được lựa chọn chính là khu vực Xưởng thủy triều Nguyễn năm xưa – nơi còn chiếc ụ đất ghép ván đã được sử dụng tạm trong những ngày còn chiến sự. Theo tác giả P. CULTRU19 trong sách “Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp từ khởi thuỷ đến 1883(năm 1910) thì lúc ban đầu Xưởng đóng tàu Sài Gòn chỉ có một xưởng cơ khí, một xưởng làm dây thừng, một xưởng mộc, một lò gạch và một bến sửa chữa tàu. Khu vực Súng đại bác Hải quân (Naval Artillery) được lắp đặt một cần cẩu 10 tấn, một trung tâm cơ khí và một lò rèn.

     Về sau, Arsénal được mở rộng quy mô với hơn 200 kỹ sư, gần 2.000 công nhân lành nghề và hơn 100.000 m2 cơ sở, bao gồm :

+  kho và 7 xưởng sản xuất (xưởng gạch ngói, xưởng nồi hơi, xưởng buồm dây, xưởng vỏ tàu, xưởng tời–mái chèo, xưởng gò–hàn, xưởng rèn–đúc);
+  văn phòng làm việc;
+  khu chế tạo, đóng mới và sửa chữa tàu (hơn 13.000 m2), bao gồm: 2 ụ chìm (ụ lớn 10.000 tấn, ụ nhỏ hơn 2.000 tấn); 1 cầu tàu dài 1 km (với hơn 4 km đường nhựa); 2 đốc nổi (dock flotant, với sức nâng 2.000-8.500 tấn) được mua từ Anh quốc với giá 2,2 triệu franc;
+ 1 triền nề dài khoảng 120 m.

     Arsénal de Saigon (Xưởng đóng tàu Sài Gòn) là một Chi nhánh của Xưởng đóng tàu Toulon – trực thuộc Bộ Hải quân Pháp – được tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến, trang bị thiết bị hiện đại và được quản lý theo cung cách công nghiệp phương Tây.

    Vào tháng 1/1864, Ụ nổi – do Công ty Randolph ở Glasgow Scotland sản xuất từng bộ phận riêng rẽ – được chở bằng qua Sài Gòn để lắp ráp (từ tháng 1/1864-tháng 5/1866). Cảng nổi có kích thước: Chiều dài: 91,44m /Chiều rộng vòng ngoài: 28,65m /Chiều rộng vòng trong: phía trên 21,33m; phía dưới 13,71m; độ cao: 12,8m. Kích thước của Cảng nổi đủ để tiếp nhận, sửa chữa các tàu lớn nhất cập cảng Sài Gòn thời gian ấy. Một Ụ nổi tương tự cũng được công ty này cung cấp cho Arsenal của Hà Lan tại Surabaya. (theo TIM DOLING)

      nổi còn được thể hiện trên Bức vẽ phối cảnh tổng thể Sài Gòn năm 1881 của M. FAVRE 20 – đại uý Hải quân, thành viên của một số Hội Địa lý, phóng viên của báo Thế giới Minh họa (Monde illustré). Bức vẽ được M.A. GLERGET21 khắc trên gỗ và đạt Huy chương bạc đầu tiên tại Đại hội Địa lý Quốc gia Nancy năm 1880.

     Tiếc thay! Ụ nổi đã bị chìm vào ngày 1 tháng 9 năm 1881. (theo sách “Souvenirs chinois” của LEON CAUBERT 22, 1891)

     Và “Trong nhiều năm, vì không có một ụ tàu đủ lớn để chứa các tàu chiến hạng nặng, nên hải quân PhápViễn Đông đã buộc phải nhờ các cơ sở của Hải quân Anh tại SingaporeHồng Kông.” (theo TIM DOLING) Nên sau đó vào tháng 5 năm 1884, Chính phủ Pháp đã cho xây một ụ tàu mới trên mảnh đất nằm ở khoảng giữa Thảo cầm viên đường Biên Hòa. Nơi đây không có lớp đá tự nhiên để làm nền nhưng lại có tầng đất sét dày, sâu tới mấy chục mét, bền vững và không thấm nước. Kỹ sư BERRIER FONTAINE cho rằng như vậy là đủ điều kiện để xây dựng một công trình đồ sộ và bền vững. Kỹ sư PAVILLIER nghiên cứu thiết kế và chỉ đạo thi công. Một công trường khai thác đá được thành lập ở Biên Hòa để phục vụ cho việc xây dựng Ụ lớn; sắt, thép, ximăng, gỗ được chở từ Pháp sang.   tàu lớn – dài 156m, rộng 21m, sâu 10m – được vận hành bởi hệ thống trục bίt (gồm 34 cái, đύc bằng thе́p cứng dạng khối rỗng, thuôn trὸn) để vận hành cửa ụ, neo tàu và hỗ trợ tàu ra vào – do hai kў sư Pháp Deverniѐre và Phauvein chỉ huy xây dựng (năm 18841888, với chi phí gần 8 vạn quan). Theo Tài liệu của Thống đốc Nam Kỳ – ký hiệu BS02, IA5/176 được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) ghi rằng: “Nghị định số 29 ngày 26/8/1884 của Thống đốc Nam kỳ cho biết Sở Hải quân được giao một lô đất để xây Ụ tàu. Lô đất này có diện tích 8.590 m2, giáp rạch Thị Nghè ở phía Đông bắc, giáp một phần đường Espagne (đường Lê Thánh Tôn ngày nay)Thảo Cầm viên ở phía Tây nam, giáp Xưởng Đóng tàu ở phía Đông nam, giáp Thảo Cầm viên ở phía Tây bắc.” Việc xây dựng được giao cho nhà thầu Hersent với hồ sơ đấu thầu ngày 4/12/1883 (theo Báo cáo của Xưởng đóng tàu gửi Thống đốc ngày 22/4/1884). Bản vẽ đính kèm hồ sơ đấu thầu xác định rõ vị trí xây dựng Ụ tàu dài 161 m với con lạch dẫn vào – dài 150m – đi ngang qua bức tường ngăn của Xưởng đóng tàu và băng qua đường Espagne Thảo cầm viên.

     Theo EUGÈNE BONHOURE23 (trong sách “Indo-Chine”, 1900): “Ụ tàu chiều dài 168 mét có thể tiếp nhận các tàu chiến lớn nhất và bảo đảm cho hạm đội chúng tôi một chỗ tiếp nhiên liệu và sửa cha hoàn toàn an toàn, thuận tiện.

     Arsenal có tất cả các công cụ cần thiết cho việc sửa chữa khó khăn nhất – có một cái búa máy 2 tấn, thậm chí có thể chế tạo một trục chân vịt tàu… Những công việc mới được triển khai làm tăng giá trị chiến lược của xưởng.”

     Năm 1890, Xưởng đóng tàu Sài Gòn bắt tay vào đóng chiếc tàu đầu tiên. Đến năm 1894, 4 chiếc sà lan và 1 tàu thủy nhỏ được hạ thủy thành công. Năm 1899, Xưởng được giao đóng thử một chiếc tàu phóng ngư lôi hạng nhất và đã nhanh chóng hoàn thành rồi tiếp tục đóng thêm 4 tàu phóng ngư lôi nữa. Các kỹ sư Pháp đã nhận xét như sau: “Kết quả rất tốt, đúng quy cách, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian thi công nhanh và tiết kiệm nhiều so với mua hoặc đóng ở Pháp”.

     Xưởng đóng tàu Sài Gòn đã thật sự trở thành một xưởng đóng tàu lớn, hiện đại, có năng lực sản xuất, sửa chữa tàu thuyền trong thời đại của giao thông, vận chuyển đường thủy, lại kiêm thêm vai trò Xưởng công binh trong thời gian Pháp nỗ lực mở rộng lãnh thổ thuộc địa bằng vũ lực. Xưởng đã mau chóng trở thành một bộ phận công nghiệp mang tính sống còn với sự hiện diện của người Pháp tại Đông Dương. Chính vì vậy, Xưởng được đầu tư một cách đặc biệt – và sớm nhất ở Sài GònĐông Dương – xưởng đã được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật của châu Âu: nước máy, máy hơi nước, điện, …

     Các nhà máy, cơ sở công nghiệp khác ở Sài Gòn sau đó mới lần lượt được ra đời: Bến tàu Sài Gòn (năm 1866), Nhà máy sợi (năm 1869), Nhà máy cưa bằng hơi nước (năm 1877), Nhà máy xay lúa (năm 1885), Nhà máy rượu (năm 1886), Bưu điện Sài Gòn (năm 1900), Công ty Nước và điện Đông Dương, v.v… Sài Gòn lúc ấy đã trở thành một thành phố thương mại phồn vinh, một thương cảng có sức thu hút đặc biệt.

     Theo TIM DOLING: “Năm 1902, Xưởng đóng tàu Sài Gòn được mở rộng mạnh hơn khi Hải quân Pháp tân lập “Lực lượng Hải quân các biển Viễn đông(Naval Forces of the Oriental Seas) – trong đó có 38 tàu, 183 sĩ quan, 3,630 binh lính – dưới sự lãnh đạo của một Phó Đô đốc. Trong những năm 1904 đến 1906, Xưởng đóng tàu Sài Gònđã nhận được nhiều cải tiến” bao gồm các cơ sở mới có thể chế tạo các tàu khu trục loại S” và một ụ tàu nổi mới, khiến nó “có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của các hạm đội vùng Viễn Đông(theo sách “Situation de l’Indo-Chine de 1902 à 1907”, Công ty in M. Rey biên tập). Vào năm 1906, Chính phủ Pháp đã ký một quyết định nhằm thành lập Trường cơ khí Á Châu (École des mécaniciens Asiatiques, tức trường Kỹ thuật Cao Thắng ngày nay) để đào tạo cho nhân viên của Xưởng đóng tàu Sài Gòn.”

     Đến năm 1913, Xưởng đóng tàu Sài Gòn thậm chí còn được quảng cáo là một “địa điểm đáng quan tâm” – sách Về Ăng-co, Sài Gòn, Nam Vang”, (Vers Angkor-Saigon-Phnom Penh, 1913) của CLAUDIUS MADROLLE 24 ghi rằng: “Vị trí của Arsenal Hải quân nằm ở ngã ba Arroyo-de-l’Avalanche (rạch Thị Nghè) và sông Sài Gòn, trên khu vực Công xưởng hải quân An-Nam cổ. Cơ quan này là căn cứ chính của hạm đội Pháp ở khu Viễn Đông, có diện tích 22 ha, bao gồm cả một ụ tàu 168 mét.”

     “Các xưởng, lò rèn và búa máy ở đây được sử dụng để thực hiện việc sửa chữa lớn và thậm chí để xây dựng các tàu khu trục. Nhân viên của Xưởng thuỷ Sài Gòn có đến 1.500 công nhân An Nam và Trung Hoa dưới sự giám sát của những người cai. Trên sông, một số tàu chiến đang neo.”

     “Những việc nâng cấp lớn khác vào năm 1918 đã tạo điều kiện cho Xưởng đóng tàu Sài Gòn có thể chế tạo các tàu có tải trọng lên đến 3.500 tấn. Cái “Chàng khổng lcủa biển” đầu tiên được chế tạo tại đây là tàu Albert Sarraut – được hạ thủy rình rang vào tháng 4 năm 1921.”

     “Tuy nhiên! kế hoạch xây dựng một cơ sở ụ tàu lớn thứ hai không bao giờ thành hiện thực. Vào năm 1922 – sau khi Chính phủ Pháp ký “Hiệp ước Thái Bình Dương(Hiệp ước Hải quân Washington, qua đó các bên ký phải hạn chế việc xây dựng các tàu chiến, tàu tuần dương và tàu sân bay chiến đấu)Hạm đội tàu Pháp tại Viễn Đông phải giảm đi; chi phí của Xưởng đóng tàu Sài Gòn năm 1920 phải gánh chịu một mức thâm hụt khoảng 280.000 quan Pháp.

     Đây là sự khởi đầu của một giai đoạn suy giảm dài. Vào cuối những năm 1920, Hải quân Pháp đã cố gắng bán Xưởng đóng tàu Sài Gòn cho các doanh nghiệp tư nhân, nhưng không thành công. Trong những năm tiếp theo vì thiếu đầu tư, Xưởng ngày càng đi xuống.” (theo TIM DOLING)

… (còn tiếp) …


MỜI XEMBA SON xưa 1791 và nay 2015 – Phần 3.


CHÚ THÍCH :

CHÚ THÍCH :

17: PIERRE-LOUIS-CHARLES RIGAULT DE GENOUILLY (12/4/1807, Rochefort, Charente-Maritime, Pháp – 4/5/1873, Barcelona, Tây Ban Nha)Đô đốc Thiếu tướng hải quân Pháp, tham gia Chiến tranh Krym (Odessa), Chiến tranh Nha phiến lần 2 (Ma Cao, Quảng Châu, Thiên Tân), chỉ huy Liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẳng (tháng 4/1857, 8/1858, 5/1859) và trong Chiến dịch Nam Kỳ (1858–1862) tấn công Sài Gòn (tháng 2/1859), đánh chiếm thành Gia Định (ngày 8/3/1859). Ông còn là Bộ trưởng Bộ hải quân Pháp (ngày 20/1/1867), Bộ trưởng Bộ Chiến tranh (ngày 13/8/1869).


18JEAN BOUCHOT (29/6/1886, Paris – 6/5/1932, Besançon, Pháp) là nhà báo, nhà lưu trữ, người phụ trách bảo tàng, sĩ quan phi công của quân đội Pháp. Ông tốt nghiệp cử nhân ở Trường Lycée Louis Le Grand và đến Phần Lan dạy tiếng PhápHelsingfors (năm 1913), nghiên cứu Văn hóa dân gian Phần Lan. Ông về Pháp và gia nhập quân đội (năm 1906-1913), phục vụ với vai trò quan sát viên trên các khinh khí cầu tại Versailles. Ông xuất ngũ và đến sống ở Bắc Kinh (Trung Quốc), làm giáo viên dạy tiếng Pháp, làm nghề báo, nghiên cứu nhiều tác phẩm về văn hoá nghệ thuật Trung Hoa cổ. Sau đó, ông đến Hà Nội và làm biên tập viên cho tờ báo “L’avenir du Tonkin“, rồi làm Lưu trữ viên tại Thư viện Đông Dương (năm 1924). Rồi, ông đến Nam Kỳ (ngày 25/2/1925) và làm Lưu trữ viên tại Thư viện Sài Gòn, phụ trách Tổng thư ký (tháng 1/1926) Hội những nhà nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises), thúc đẩy việc thành lập và làm Giám đốc Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tháng 7/1928), góp phần thành lập Viện Bảo tàng Nam Kỳ (ngày 1/1/1929).


19PROSPER CULTRU (14/2/1862, Senlis – 12/2/1917, Paris, Pháp, 54 tuổi)nhà sử học người Pháp, Giáo viên, Chủ tịch Hội Lịch sử thuộc địa (thuộc Khoa Văn thư Paris, năm 1906). Ông được Giải Grand Prix Gobert của Viện Hàn lâm Pháp (năm 1902) cho công trình “Dupleix, các kế hoạch chính trị, sự ô nhục”, Giải thưởng Thérouanne của Viện Hàn lâm Pháp năm 1910 cho sách “Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp: Từ nguồn gốc đến năm 1883”.


20LEON CAUBERT (????-????): Ông học tại Trường Ngôn ngữ Phương Đông Quốc gia (ngày 19/11/1876). Ông đặt mục tiêu cho mình cần phải hoàn thành các nghiên cứu cổ điển bằng cách so sánh sự phát triển của nền văn minh phương Tây với lịch sử của các nền văn minh phương Đông. Ông muốn có một cái nhìn tổng quan về sự tiến triển song song của các chủng tộc khác nhau. Ông đã học tiếng Trung, tiếng Ả Rập, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ba Tư. ỐNg đã viết và xuất bản sách “Những Ký ức về Trung Hoa(Souvenis Chinoise, 1891).


21BERRIER-FONTAINE CAMILLE-LOUIS (6/10/1804, Argentan /Orne /Alençon – 17/3/1882, 78 tuổi) – gọi tắt là BERRIER-FONTAINE (ông thường tự ký tên CAMILLE-LOUIS chứ ít khi ghi BERRYER), là Bác sĩ, thành viên Đảng Xã hội cộng hòa Pháp (năm 1830), Đảng Cộng sản quốc tếLuân Đôn (năm 1840), Ủy viên của Chính phủ lâm thời (năm 1848) tại Orne, Đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa /Chủ nghĩa Bonapartist.

      Ông học tai Trường Đại học Y khoa và thực tập tại Hôtel-Dieu. Ông đạt được Huy chương Giải Trois Glorieuses. Ông gia nhập Hội những người bạn của Nhân dân (ngày 1/6/1832) và bị bắt, bị buộc tội phá vỡ ‘những điều cấm(ngày 12/8/1832, 15/12/1832). Ông tham gia Hiệp hội Nhân quyền và là Thư ký của Ủy ban Trung ương (năm 1833). Ông còn là thành viên của Ủy ban hành động-tuyên truyền của Hiệp hội (tháng 9,10/1833) và lập ra Tờ báo Công nhân L’Assosystem. Ông lại bị bắt (ngày 8/12/1833) và bị buộc tội là “những kẻ chủ mưu của Liên minh công nhân”. Ông được ra tù (ngày 25/4/1834) và được phục chức (ngày 9/5/1835); song! ông phải lưu trú (tháng 12/1834-4/1835) tại Nhà dưỡng lão của bác sĩ PINEL ở đường Du Faubourg Saint-Jacques (Paris cũ thứ 12, nay là thứ 5). Sau đó, ông đã đến London và hành nghề bác sĩ, lập Hội từ thiện (tháng 5/1834), Hội Société Démocratique Française tại Sainte-Pélagie (năm 1834-1835). Sau đó, ông trở về Paris (năm 1839) và đặt cho mình mục tiêu xuất bản một Tạp chí định kỳ. Ông đã dịch Cabet’s Voyage en Icarie sang tiếng Anh. Ông là Ủy viên của Chính phủ Lâm thời tại Alençon (ngày 2/3/1848). Sau cùng, ông trở thành bác sĩ của Hoàng đế Napoléon III (ngày 2/12/1851-1869).


22EUGÈNE BONHOURE (1831, Saint-Hippolyte-du-Fort – 15/4/1914, Gard, Paris, France) hợp tác với L’Opinion Nationale (năm 1874). Ông làm Tổng Biên tập của tờ báo La Lanterne (năm 1877-1890), là thành viên của Liên hiệp các Nhà báo thuộc Đảng Cộng hòa. Ông – với bút danh Jean du Vistre – đã xuất bản Niên giám (năm 1875, có minh họa) về Khung cảnh Nghị viện, Tập thơ Pê-nê-lốp (năm 1853), Tập tài liệu “Công tác giáo dục chính trị của đất nước nên làm như thế nào?(năm 1871), … Ông trở thành Đặc vụ của Chính phủ Tunisia (năm 1900) tại Paris, Thư ký-Biên tập viên tại Hạ viện và cung cấp các chuyên khảo về Đế chế thuộc địa dành cho TunisiaĐông Dương (con trai của ông là một Thống đốc Nam Kỳ).


23CLAUDIUS MADROLLE (22/7/1870 – 16/6/1949)nhà thám hiểm người Pháp (chuyên thám hiểm Châu Phi, Châu Á), là Biên tập viên hướng dẫn du lịch chuyên về Viễn Đông. Ông làm việc cho các Nhà xuất bản – bao gồm Comité de l’Asie Française, Hachette, Société d’Éditions Géographiques, Maritimes et Coloniales. Ông đã xuất bản (năm 1902-1939) Bộ sưu tập gồm 70 sách hướng dẫn (trong đó có 11 quyển bằng tiếng Anh).


MỜI XEM :
◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 1: Xưởng thuỷ Chu Sư 1791

◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 3: Xí nghiệp liên hiệp Ba Son 1978

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@gmail.com
10 /2022