xi.nghiep.lien.hiep-ba.son-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Xí nghiệp liên hiệp BA SON, 1978.

 

Xí nghiệp liên hiệp Ba Son năm 1978 & Tổng công ty Ba Son năm 2014

     Sau năm 1975, Xưởng Ba Son không chỉ sửa chữa, đóng mới tàu và các phương tiện thuỷ cho Quân Chủng Hải quân, Cảnh sát biển, mà còn cho nhiều tàu vận tải biển trong nước (các công ty vận tải, công ty dầu khí Việt Nam, …) và nhiều tàu biển nước ngoài (Nga, Ucraina, Đan Mạch, Thụy sĩ, Tây Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, ...) – thậm chí có tàu lên đến 30.000 tấn và cả việc sửa chữa ngoài khơi cho các loại tàu hơn 150.000 tấn, … thu về nhiều ngoại tệ cho nước nhà.

     Hiện nay, Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son còn lưu giữ rất nhiều Xưởng hải quân thời Pháp thuộc, bao gồm một số tòa nhà kiến trúc công nghiệp được xây dựng vào những năm 1880. Ngày 12 tháng 8 năm 1993, vì tầm quan trọng về lịch sử, kiến trúc và cách mạng của nó, Bộ Văn hóa & Thông tin đã ra Quyết định số 1034-QĐ/BT công nhận Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son là một Di tích lịch sử quốc gia.

     Tháng 9/2009, Nhà máy X51 được chuyển về Xí nghiệp liên hiệp Ba Son (ngày 1/1/1978) và tổng thể Xí nghiệp được đổi tên thành Tổng công ty Ba Son (ngày 14/6/2014) trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Ba Son được mở rộng thêm nhiều ngành mới: tái chế phế liệu kim loại, khai thác cát, kinh doanh bất động sản, máy móc, chế biến gỗ, kho bãi, vận tải hàng hóa, …


 

Khu di tích Ba Son 231 năm

     Xưởng đóng tàu Sài Gòn-Ba Son có một lịch sử lâu đời gắn với cuộc đấu tranh cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam. Ba Son dấu tích cổ còn lại của một công trường công nghiệp to lớn và là một trong những cái nôi của Công hội đỏ, của giai cấp công nhân Việt Nam. Ba Son là một phần quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Sài Gòn–Gia Định. Di tích Xưởng thuỷ Chu Sư, Xưởng đóng tàu Sài Gòn nói riêng – Di tích Cảng Ba Son nói chung – là khởi nguyên và là niềm tự hào của giai cấp công nhân Tp.HCM. Với bề dày lịch sử trên 231 năm trải qua nhiều thời kỳ (Pháp–Nhật–Mỹ), Khu cảng Ba Son nói chung được công nhận là Khu Di tích lịch sử–văn hóa quốc gia bao gồm các công trình bảo tồn, như: Xưởng Cơ khí 323 (nơi làm việc của nguyên Chủ tịch Tôn Đức Thắng), công trình Ụ tàu lớn, Ụ tàu nhỏ, Khu cảng Ba Son nói chung có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Sài Gòn 300 năm.

      Tuy nhiên! vì vị trí của Khu cảng Ba son nằm sâu trong nội thành nên là yếu tố góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ xưởng cơ khí, ụ sửa chữa tàu, …) và làm tăng thêm áp lực ách tắc giao thông. Nói cách khác, sứ mệnh của một xưởng đóng tàu – trong bối cảnh ngày nay – nằm ở ngay giữa một trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước – đã không còn phù hợp. Để tương ứng với sự thay đổi Quy hoạch chung và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị mới khác trong khu vực (như cầu Thủ Thiêm 2, tuyến metro số 1 /Bến Thành – Suối Tiên – đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son với 5 lối lên xuống, …), Nhà máy đóng tàu Ba Son cần được di dời ra khỏi thành phố; vị trí mới sẽ là ở khu Cảng Thị Vải, Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Khoanh vùng Khu di tích Ba Son 589 m2

     Sau một thời gian dài xem xét, Thường vụ Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng đã quyết định từ chối lời ngỏ của Tập đoàn Hàn Quốc và dành cơ hội đầu tư Khu phức hợp Sài Gòn-Ba Son cho doanh nghiệp trong nước; và Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ thương mại TP.HCM (thành viên liên kết của Tập đoàn Vingroup) đã được lựa chọn. Theo Quy hoạch do Nhà đầu tư đề xuất, Khu phức hợp Sài Gòn-Ba Son sẽ có 16 khối cao ốc thương mại, dịch vụ, căn hộ, văn phòng 43-50 tầng; 3,5ha đất dành cho việc xây dựng các biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề; các diện tích còn lại dành cho các dải cây xanh ven sông, đường giao thông, nhà ga metro, trường học, …; Quảng trường lớn – mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng – kết nối với đường Tôn Đức Thắng, tạo nên không gian công cộng phục vụ giao tiếp xã hội, tổ chức lễ hội của thành phố. Cảnh quan Cầu cảng Ba Son được kéo dài và tổ chức các lối đi bộ ven sông, kết nối với quảng trường Tôn Đức Thắng. Khu di tích Xưởng cơ khí và ụ tàu Ba Son chỉ còn lại 589 m2. Phương án bảo tồn di tích dựa trên quan điểm: “Tập trung vào một khu vực, vừa tiện cho công tác quản lý, tôn tạo, vừa hạn chế tính dàn trải, thiếu trọng tâm của hoạt động bảo tồn, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất của khu vực quy hoạch”. Theo đó, một phần Nhà xưởng cơ khí 323 sẽ được tu bổ, phục hồi nguyên trạng; một phần trong đó được cải tạo thành Nhà truyền thốngtrưng bày; một phần ụ tàu cũ được giữ lại – “Ụ tàu nhỏ này là nền móng để phát triển Nhà máy đóng tàu Ba Son. Ụ tàu này còn khả năng phục hồi nguyên trạng và bên cạnh tính lịch sử, còn có những nét kiến trúc cổ kính đặc biệt hơn rất nhiều so với ụ tàu lớn do Pháp xây dựng vào năm 1884”. Ụ tàu lớn – nằm cách Xưởng cσ khί 40m – giáp sông Sài Gòn ở phía Nam, giáp Xưởng cơ khí ở phía Đông, giáp Trạm xưởng Ụ đốc ở phía Tây. Ụ tàu lớn tạm thời được lấp cát và khi thi công hoàn tất phần công viên thì sẽ khôi phục các bộ phận bảo tồn thích nghi của cùng các hiện vật (các bảng đồng, hệ thống trục bίt, …) để giới thiệu đến người dân và khách tham quan. 

     Công văn số 1934 /BQP-CNQP ngày 12/3/2015 của Bộ Quốc Phòng và Văn bản số 500 /TCTBS-VP ngày 19/5/2015 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng–Tổng Công ty Ba Son gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất về giải pháp bảo tồn Di tích lịch sử dân tộc tại Khu dự án phức tạp TPHCM–Ba Son, đồng ý chấp thuận giải pháp bảo tồn cùng với nội dung phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch 1/500. Công văn số 4612 /BVHTTDL-DSVH ngày 5/11/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ghi: “Bảo tồn hồi sinh Ụ tàu 1863, Triền nề 1918, kiến thiết xây dựng nơi tọa lạc về lịch sử vẻ vang Khu vực Ba Son, bức tường Công hội Đỏ, tượng đài Tôn Đức Thắng”. Cần hồi sinh nguyên trạng Ụ tàu tiên phong năm 1961 (ụ tàu Ăng-toan – ụ tàu nhὀ bằng đất lắp vάn gỗ dài 65m chỉ để sửa chữa các loᾳi tàu nhὀ) vì: “ Ụ nhỏ này là nền móng để tăng trưởng xí nghiệp sản xuất Ba Son, ngoài giá trị lịch sử vẻ vang, giá trị về kiến trúc cổ còn đặc biệt quan trọng hơn rất nhiều so với ụ tàu lớn được thiết kế xây dựng năm 1884.”

      UBND. TPHCM. đồng thuận với đề xuất của Công ty TNHH Thương mại-Đầu tư và Phát triển Thiên Niên Kỷ (chủ đầu tư Cầu tàu Ba Son) xin chuyển đổi công năng Cầu tàu (dài khoảng 380m) thành Bến thủy cho tàu khách nước ngoài, du thuyền, phương tiện thủy nội địa, … có thể ra vào, neo đậu và đưa rước khách du lịch. (theo VnExpress trực tuyến, ngày 23/2/2019).

Ba Son mới ở Phú Mỹ năm 2015

     Ngày 29/5/2015, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án Di chuyển và đầu tư xây dựng Nhà máy Đóng tàu Ba Son mới tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I (tại Thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu). Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành việc di dời Xí nghiệp liên hợp Ba Son ra cảng Thị Vải, Bà Rịa -Vũng Tàu. Và sau hơn 5 năm triển khai thi công, Nhà máy Ba Son mới sẽ được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật hiện đại và có thể đi vào hoạt động ổn định với các cầu tàu: cầu tàu số 2 (dài 280m, rộng 40m, có thể neo đậu tàu đến 150.000 tấn); cầu tàu số 3 (dài 130m, rộng 14m, có thể neo đậu tàu đến 3.000 tấn); sàn nâng (dài 142m, rộng 22m, có thể nâng hạ tàu có trọng tải đến 4.500 tấn), …, công trình kết nối ra đốc nổi 8.500 tấn và hệ thống kè bảo vệ bờ (tổng chiều dài 730m); các khu xưởng (gia công vỏ tàu, các xưởng phun sơn, vũ khí – điện tử, trang trí, …), và khu Nhà điều hành 9 tầng, nhà công vụ, nhà ăn, v.v… Nhà máy đóng tàu Ba Son mới có năng lực đóng mới các tàu mặt nước (cho Hải quân, Cảnh Sát biển, Kiểm ngư), tàu bổ trợ, tàu chuyên dụng, tàu vận tải quân sự, … có trọng tải lên đến 10.000 tấn, và sửa chữa (với công suất 25-30 chiếc/năm) tàu quân sự các loại lên đến 10.000 tấn, sửa chữa (với công suất 50 – 60 chiếc/năm) tàu vận tải các loại lên đến đến 150.000 tấn.

Khu phức hợp Sài Gòn-Ba Son năm 2015

     Sau 7 năm thảo luận, UBND TP.HCM (tháng 6/2015) kết luận đồng ý với đề xuất của Bộ Quốc Phòng về việc triển khai Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn-Ba Son với định hướng trở thành Trung tâm phức hợp cao tầng tập trung các tiện ích xã hội kỹ thuật, phát triển thương mại, dịch vụ, khách sạn–nhà ở, văn phòng.

      giai đoạn đầu xây dựng Khu đô thị phức hợp Ba Son, nhà đầu tư Vinhomes sẽ xây dựng (giai đoạn 1) cụm Vinhome Golden River với 4 tòa tháp căn hộkhu biệt thự ven sông với diện tích hơn 10ha. Phần còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư và phát triển bởi Masterise Homes với tên gọi Grand Marina Saigon (GMS) – bao gồm 8 tòa tháp (căn hộ và văn phòng) 60 tầng – hiện đang thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Dự án Khu phức hợp cao cấp GMS – mang thương hiệu Marriott vang danh trên thế giới –đang được thi công ngày đêm, với quy mô 25,29 ha cảnh quan đô thị hiện đại nổi bật ở vị trí ‘kim cương’ của thành phố – giáp sông Sài Gòn về phía Đông–Đông Nam, giáp đường Tôn Đức Thắngcầu Thủ Thiêm 2 về phía Tây Nam, giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh về phía Tây-Tây Bắc, giáp rạch Thị Nghè về phía Bắc. Khu đô thị mới Sài Gòn- Ba Son đa chức năng bao gồm: các loại Công trình công cộng văn hóa, giải trí, Nhà ga metro tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), … với công viên cây xanh (47.602 m2) được bố trí dọc bờ sông Sài Gòn; Khu nhà ở hỗn hợp (51.867 m2) cao 2-50 tầng và nhóm 63 nhà biệt thự (16.988 m2) cao 3-4 tầng; Khu thương mại–dịch vụ–văn phòng (110.295 m2) với các Cao ốc văn phòng 60 tầng, khách sạn (11.053 m2); hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm 14 tuyến đường – đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, đường ven sông, … – dài hơn 4km với gần 70.000 m2).  Quy mô dân số của khu vực lên đến 10.695 người. Hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn rộng tối thiểu 50m và 20m đối với rạch Thị Nghè.

     Sau hơn 5 năm im ắng và thay đổi chủ đầu tư, Dự án Khu Phức hợp Sài Gòn-Ba Son đã tái khởi động trở lại với việc thi công xây dựng nền móng cho công trình The Sun Tower do Tập đoàn An Phong làm chủ đầu tư.

 

du.an.ba.son-the.sun.tower-hochanhkientruc.art
Hình 2Dự án Khu Phức hợp Ba Son – Thi công nền móng Cao ốc The Sun Tower (Nguồn: Tập đoàn An Phong)

 

CHÚ THÍCH :

24Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Cơ khí Á châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques) hay Trường Bá Nghệtrường dạy nghề đầu tiên – toạ lạc tại góc đường De lattre de Tassigny (đại lộ Hàm Nghi ngày nay) – do người Pháp xây dựng tại Đông Dương (ngày 20/2/1906 – Chợ mới Sài gòn lúc ấy còn là một vũng sình lầy; đại lộ Nguyễn Huệ còn là một con kênh và xóm đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn còn là một khu rừng lau sậy) với mục đích ban đầu là đào tạo chuyên viên hải quân kỹ thuật sơ cấp. Về sau, Trường trở thành Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực bậc cao đẳng, là Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật-công nghệ vào thực tế sản xuất.


25TÔN ĐỨC THẮNG (20/8/1888, Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên /nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang – 30/3/1980, Hà Nội, 91 tuổi)nhà cách mạng, nhà chính trị, là vị Chủ tịch nước thứ nhì (sau Hồ Chí Minh) (22/9/1969 – 3/1980) – Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch nước (1960-1969), Quyền Chủ tịch nước (2/9/1969-22/9/ 1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), v.v…

      Ông xuất thân gia đình nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Ông tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d’Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises – CEPCI, năm 1906) tại Long Xuyên, rồi lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques, Trường Bá Nghệ); ông tốt nghiệp hạng ưu và vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn. Ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi (năm 1912) nên bị sa thải.

      Ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (năm 1913). Ông được tuyển vào làm lính thợ cho Hải quân Pháp (năm 1914), tham gia phản chiến chống cuộc chiến của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20/4/1919, treo cờ đỏ trên thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga).

      Ông về nước và xây dựng cơ sở Công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam, năm 1920), vận động đấu tranh, bãi công cho công nhân xưởng Ba Son (tháng 8-11/1925), làm trì hoãn việc sửa chữa Đô đốc hạm Jules Michelet đang trên đường đi đàn áp công nhân sang Trung Quốc. Ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (năm 1927), làm Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn /Kỳ bộ Nam Kỳ, trực tiếp phụ trách Phong trào công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn. Ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (năm 1928) và gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người – tên là Phát – hợp tác với Chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tại đường Barbier (đường Thạch Thị Thanh ngày nay); các nhân sĩ trí thức (như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo) vận động nên ông chỉ bị tuyên án chung thân khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930) tại đây.

      Ông trở về Nam Bộ (năm 1945) tham gia kháng chiến và giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Quyền Trưởng ban (1948-1955), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5/1947-tháng 11/1947), Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8/1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1976), Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976-1980), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1947), là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981).

      Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (năm 1958), Huân chương Xukhe Bato (huân chương cao quý nhất của Mông Cổ), Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lê-nin (do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng). Ông được đặt tên cho nhiều con đường ở thành phố Odessa (Ukraina), TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng Pleiku, tên trường đại học, tên giải thưởng cấp thành phố của TP.HCM, tên bảo tàng (Nhà Trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngày 20/8/1988) tại TP.HCM, tên Khu lưu niệm An Giang (là di tích quốc gia đặc biệt).


26JULES MICHELET (21/8/1798, Picardy, Paris – 9/2/1874, Hyères), là sử gia, giáo sư lịch sử người Pháp. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo. Thuở nhỏ, ông học tại Trường Mélot và học tiếng Latinh (năm 1809-1812), Lycée Charlemagne (năm 1813-1816). Ông đeo đuổi việc nghiên cứu Văn học. Ông là giáo viên tại Trường Briand (ngày 6/7/1818). Ông lấy bằng Tiến sĩ (ngày 27/8/1819) và làm giáo viên lịch sử tại Trường Collège Sainte-Barbe-RollinParis (ngày 13/11/1822). Ông dạy các khóa học tại Sorbonne (tháng 1/1834) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Lịch sử tại Trường College de France (năm 1838). Ông làm Giảng viên Triết học, Lịch sử tại Trường Dự bị (ngày 3/2/1826, École Normale Supérieure về sau) và trở thành Gia sư hoàng gia cho Công chúa Clémentine. Ông phụ trách bộ phận Lịch sử tại Văn khố Quốc gia và nhận chức danh Giáo sư tại Khoa Văn thư Paris.


MỜI XEM :

◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 1: Xưởng thuỷ Chu Sư 1791

◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 2: Xưởng đóng tàu Arsénal Sài Gòn 1863

 

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@gmail.com
10 /2022