Hoa viên Vạn Xuân với một toà nhà nằm ở giữa Hoa viên và 4 trụ biểu (có lẻ là 4 trụ đèn) ở các góc của khu đất được giới hạn bởi 4 con đường: Mac Mahon (đường Nam kỳ khởi nghĩa ngày nay), Pellerin (đường Pasteur ngày nay), Testard (đường Trần Quý Cáp ngày nay), Richaud (đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay).
Vòng Xoay Hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa có tháp hoa cao 34m với điêu khắc hình con rùa ở dưới chân tháp. Ngọn tháp vươn cao ở phía Đông và là tiêu điểm tầm nhìn của trục đường Phạm Ngọc Thạch. Nơi nay về sau (năm 1972) được gọi là Vòng xoay Công trường Chiến Sĩ, Công trường Quốc tế ngày nay.
Cổ thành Bát Quái (Thành Quy, 1790) & Thành Gia Định (Thành Phụng, 1837)
Thành Bát Quái được xây dựng theo kiểu thành cổ Châu Âu – kiểu Vauban (dạng đa giác với nhiều nhánh nan hoa), có 8 cửa – ứng với 8 quẻ (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) – với tường thành được xây bằng đá ong Biên Hoà; các cửa mở ra 8 hướng.
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đà Lạt (1943-1944) & Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt (1944-1949)
Khoa Kiến trúc (năm 1944) được nâng thành Trường Kiến trúc (vẫn trực thuộc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (CDMTNTDD) – theo Nghị định ngày 22/2/1944) và bị đóng cửa (năm 1945) – nhưng Trường Kiến trúc Đà Lạt (sau năm 1945) vẫn tiếp tục đào tạo cho đến năm 1948.
Trường Cao đẳng Kiến trúc & Trường ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC Sài Gòn (1950-1974)
Trường Cao đẳng Kiến Trúc Sài Gòn (ĐHKT.SG về sau) được chuyển (năm 1950) từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đà Lạt (năm 1944) vào Sài Gòn và hoạt động tại vị trí như hiện nay (số 196 đường Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM).
BA SON xưa 1791 và nay 2015 – Phần 3: Xí nghiệp liên hiệp Ba Son 1978
Sau năm 1975, Xưởng Ba Son không chỉ sửa chữa, đóng mới tàu và các phương tiện thuỷ cho Quân Chủng Hải quân, Cảnh sát biển, mà còn cho nhiều tàu vận tải biển trong nước (các công ty vận tải, công ty dầu khí Việt Nam, …) và nhiều tàu biển nước ngoài (Nga, Ucraina, Đan Mạch, Thụy sĩ, Tây Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, …)
BA SON xưa 1791 và nay 2015 – Phần 2: Xưởng đóng tàu Arsénal Sài Gòn 1863
Sau khi chiếm thành Gia Định (ngày 17/2/1859), người Pháp đã khôi phục Xưởng thủy Chu Sư của nhà Nguyễn thành Trạm tàu biển quân sự (năm 1860). Cơ sử này có thể sửa chữa tàu thuyền để phục vụ cho các cuộc hành quân của thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 1: Xưởng thuỷ Chu Sư 1791
Sách “Sài Gòn năm xưa”1 của học giả VƯƠNG HỒNG SỂN2 (trg.98, 99) đã lý giải về nguồn gốc của cái tên ‘Ba Son’.
SÀI GÒN xưa qua Bản đồ 1799
Hình 1: Bản đồ SÀI GÒN năm 1799 được Kỹ sư LE BRUN1 vẽ lại theo lệnh của Chúa NGUYỄN…
SÀI GÒN XƯA – qua BẢN ĐỒ Phủ Tân Bình – năm 1815
Bản đồ Sài Gòn xưa đầu tiên do Võ tướng Trần Văn Học vẽ vào năm 1815 và trắc đạc theo phương pháp của Phương Tây.
SÀI GÒN XƯA qua BẢN ĐỒ năm 1870
Tư liệu bản đồ Sài Gòn 1870 giúp chúng ta nhận biết nhiều về một số yếu tố quan trọng của đô thị Sài Gòn xưa.