daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Trường Đại học Kiến trúc Cơ sở 2, Thủ Đức (Nguồn: Thông tin Bất động sản TP.HCM).

Thông tin chung

          Tên công trình:  Trường Đại học Kiến trúc Cơ sở 2, Thủ Đức, TP.HCM.
         Vị trí xây dựng: số 48 đường Đặng Văn Bi, phường Phước Long, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
          Diện tích xây dựng: 3490 m2 Năm hoàn thành: 2015.
        Thiết kế:  TS.KTS. PHẠM PHÚ CƯỜNG1 (Trưởng khoa Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM), KTS. NGUYỄN CÔNG DUY2.

nhom-thietke-daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Nhóm thiết kế (từ trái qua phải): KTS. Nguyễn Công Duy, TS.KTS. Phạm Phú Cường (Nguồn: TruongAn Architecture)

Đặc điểm kiến trúc

Trường Đại học Kiến trúc – Cơ sở 2, Thủ Đức nhìn từ đường Lê Quý Đôn (hướng Tây Tây Bắc) (Nguồn: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

     Công trình tiếp cận hai mặt đường – đường Đặng Văn Bi (hướng Nam Đông Nam) và đường Lê Quý Đôn (hướng Bắc Đông Bắc). Phía mặt đường Đặng Văn Bi, khối nhà 8 tầng nổi bật trên nền hậu cảnh một khối thấp 4 tầng được kết nối hài hòa với cảnh quan kiến trúc chung của khu vực.

daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Không gian mở ở tầng trệt – Đại học Kiến trúc, Cơ sở 2, Thủ Đức (Nguồn: Designs 3DGroup)

      Toàn bộ tầng trệt được thiết kế với không gian mở khắc phục nhược điểm hạn chế tia nhìn của khu đất, đồng thời kết nối hoà quyện không gian trong nhà và không gian ngoài trời.

daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Không gian ngoại ốc mở len lỏi ở phía Nam Đông Nam của toà nhà – Đại học Kiến trúc, Thủ Đức (Nguồn: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

      Hồ nước ở sân thượng tầng 4 là một không gian mở kết nối cảnh quan thiên nhiên cho các hoạt động giao tiếp của sinh viên. Các không gian xanh ở các lầu 2, 3 và không gian sân thượng ở lầu 6 được lấy ý tưởng từ “Khu vườn Babylon”, thật sự là những không gian giao lưu và tự học tập, trao đổi nhóm cho sinh viên có đạc thù sáng tạo của ngành kiến trúc.

daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Không gian giao lưu, họp nhóm ở lầu thượng (tầng 7) (Nguồn: Designs 3DGroup)

       Công trình gồm có 7 tầng :
+  Tầng trệt:  Đại sảnh khánh tiết và giao lưu, sinh hoạt;
+  Lầu 1:  Họa thất, Giảng đường;
+  Lầu 2, 3:  Họa thất, Bộ môn, Thuỷ cảnh, sân vườn;
+  Lầu 4, 5:  Lớp học lý thuyết, Sân vườn;
+  Lầu 6:  Không gian giao lưu, họp nhóm.

daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Phối cảnh mặt cắt tổng thể Đại học Kiến trúc, Cơ sở 2, Thủ Đức (Nguồn: Hội Kiến trúc sư Việt Nam)
daihoc-kientruc-coso.2-thuduc-hochanhkientruc.art
Phối cảnh mặt cắt dọc Đại học Kiến trúc, Cơ sở 2, Thủ Đức (Nguồn: Designss 3DGroup)

CHÚ THÍCH :
1:  TS.KTS. PHẠM PHÚ CƯỜNG, tốt nghiệp Kiến trúc sư Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM (năm 1987), nghiên cứu chuyên sâu về Kiến trúc tại Mỹ (năm 2005-2007), đồng sáng lập Trường An Architecture và giữ vai trò cố vấn kiến trúc (năm 2007-2021), hoàn thành Luận án tiến sĩ (năm 2013) với đề tài “Duy trì và chuyển tải Đặc trưng không gian đô thị trong Bối cảnh phát triển mở rộng Khu vực trung tâm hiện hữu Tp.HCM”, phụ trách Khoa trưởng Khoa Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM (từ 2016 đến nay).

2:  KTS. NGUYỄN CÔNG DUY, tốt nghiệp Kiến trúc sư Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM (năm 2000), mở Văn phòng tư vấn thiết kế kiến trúc Hoa Hồng (năm 2004), đồng sáng lập Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Trường An (năm 2007), Giám đốc thiết kế (2007-2021), tham gia thỉnh giảng tại các Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, Đại học Văn Lang, giành Giải nhất thiết kế các công trình Bệnh viện quận Tân Phú (năm 2005, đã thi công), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Gia Lai, Tp.Pleiku (năm 2007, đã thi công), Cao ốc Văn phòng Hoa Tiêu Vũng Tàu (năm 2009, đã thi công), Cao ốc Ngân hàng Phương Đông Tây Nguyên, v.v…

phamphucuong-nguyencongduy-thai-house-baria-vungtau-hochanhkientruc.art
Biệt thự Thai House, Bà Rịa, Vũng Tàu 2019 Thiết kế: TS.KTS. Phạm Phú Cường, KTS. Nguyễn Công Duy, KTS. Lê Trọng Nhân (Nguồn: TruongAn Architecture)

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art
09 /2021