.
DIỄN HOẠ KIẾN TRÚC (Architectural rendering) nhằm thể hiện nổi bật Đặc điểm của Hình khối-Không gian của công trình, lột tả Ý tứ thiết kế, tạo sống động cho Cảnh sắc và Bao cảnh chung quanh công trình. Tuy nhiên! Diễn hoạ kiến trúc không quá ‘bị‘ lạm dụng khiến che lắp, tràn ngập công trình kiến trúc. ‘Mẹ‘ thiên nhiên và Thực tiễn đời sống thực sự là một khối ‘kho tàng‘ chất liệu vô vàn dồi dào cho những ý tưởng diễn hoạ kiến trúc; việc năng luyện tập quan sát Thiên nhiên, Đời sống, … và thường xuyên rèn luyện Kỹ năng diễn họa – luôn là vô cùng cần thiết cho những Người say mê tìm tòi, nghiên cứu Kiến trúc.
.
Những nguyên tắc cơ bản về Thủ pháp diễn họa kiến trúc
1) Thể hiện Đồ họa Nét cách điệu, cô đọng với Nét đen/xám – là chủ yếu – và Mảng màu bổ trợ;
.
.
.
2) Nhấn mạnh Ý tứ Hình khối-Không gian kiến trúc – là chính; thể hiện Bao cảnh – là phụ; lột tả Sắc thái, làm nổi bật Ưu điểm và ‘che giấu‘ Nhược điểm của công trình.
.
3) Vận dụng những Quy luật Bố cục tạo hình, như: Luật phối cảnh (tạo những Lớp cảnh gần xa, đậm lợt, to nhỏ), Luật cân đối (Tỷ xích, Tỉ trọng tương quan giữa các mảng hình, mảng sắc, …), Luật hài hòa (Điểm, Nét, Diện, Khối, Tiết điệu, Sắc màu, Chất liệu, …).
.
..
..
..
.
.
Một số Nguyên tắc cơ bản về Bố cục Bản vẽ đồ án kiến trúc
1) Thành phần Chính & Phụ
+ Thành phần Chính: Chủ thể nằm ở vị trí Điểm nhấn – Điểm vàng bố cục của các Thành phần phụ – được cân nhắc Vị trí, Khoảng cách, Độ to, Độ đậm nhằm thể hiện Ý tưởng nổi bật;
+ Thành phần Phụ: Các Thành phần phụ được ‘kết nối‘ với Thành phần chính theo những ‘hình dạng‘ nhất định: Tam giác, Đa giác, Vòng xoắn, Dải lượn, Giật cấp, vv…
..
.
.
2) Trục bố cục & Vị thế
Tất cả các Thành phần trên Bản vẽ được ‘kết nối’ theo Trục bố cục, Đường dẫn, Xu thế chuyển động, Hình dạng vị trí, … với một Nhịp điệu, Tiết tấu, Liều lượng, … nhất định;
.
.
3) Cân đối & Hài hòa
+ Cần lưu ý và xử lí Tỉ lệ tương quan, Hoà sắc, Hoà nét.
.
Một số Nguyên tắc cơ bản về Màu sắc diễn họa kiến trúc
.
1) Các thể loại Màu được sử dụng để diễn họa kiến trúc
+ Màu trung thực: màu vật liệu xây dựng, màu bối cảnh tự nhiên, màu theo thời tiết, …;
+ Màu trang trí: màu tạo ấn tượng, tạo cảnh sắc theo một ý đồ thể hiện nhất định.
.
.
2) Thủ pháp Hoà màu diễn họa kiến trúc
+ Hòa màu đơn sắc: cùng Gam màu, nhiều sắc độ, nhằm tạo ấn tượng, tạo cảnh sắc;
+ Hòa màu dị biến: các Màu cạnh nhau giúp chuyển sắc êm dịu;
+ Hòa màu tương phản: Các Màu đối cực, tam cực, tứ cực.
.
.
.
Gợi ý Kỹ xảo diễn họa kiến trúc
+ Tô lót trước Nền màu chuyển sắc;
+ Thể hiện sau các Nét to nhỏ, đậm lợt, ẩn hiện chuyển sắc khác nhau (như diễn họa mái ngói, tường gạch đá, …);
+ Thể hiện nhấn mạnh Sắc độ của Chủ đề và nhạt dần với Đường viền bao mờ nhạt, mơ hồ… (như diễn họa mãng cỏ, tán cây, mặt nước, cụm mây, bầu trời, …);
+ Các Màu nóng và Sắc đậm sẽ gây Sức chú ý nổi bật. Các Màu lạnh và Sắc xám sẽ tạo cảm giác có chiều sâu thu hút (như diễn họa các lớp cảnh, không gian phối cảnh, …);
+ Những Thành phần ở gần thì phải to, đậm; những Thành phần ở xa thì sẽ nhẹ lợt, mơ nhạt;
+ Thực tế! trong Tự nhiên thường không có 2 ‘cái’ hoàn toàn giống nhau (như diễn họa mây, cây, đá, …).
+ Tác động của Ánh sáng tự nhiên và các Mảng bóng luôn gây cảm giác sinh động, nên việc thể hiện Bóng trong Diễn hoạ kiến trúc là luôn cần thiết;
+ ‘Chế biến sáng tạo’ các Họa cụ tạo được các Chất cảm như Giấy nhám, Xốp, Cọ khô, Bàn chải đánh răng, Cát, Bùi nhùi, Sợi thuốc lá, Bọt biển, Bình phun, …
.
.
Một số Điều cần tránh trong Diễn hoạ đồ án kiến trúc
+ Quá nhiều Màu loè loẹt;
+ Bao cảnh ‘nuốt mất’ Công trình kiến trúc;
+ Thủ pháp hình thức vô nghĩa;
+ Các Mặt bằng xoay lung tung;
+ Không thể hiện Bóng đỗ; tô Bóng đen thui;
+ Không thể hiện Người khiến ;
+ Lạm dụng ghi chú đánh số;
+ Sử dụng loại chữ phóng túng;
+ Không ghi đủ kích thước cần thiết.
BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@gmail.com
11 /2023