cong.vien-van.xuan-hochanhkientruc.art
Hình 1:  CÔNG VIÊN VẠN XUÂN (Công viên Nhà Đèn), Sài Gòn 1966 (Nguồn: Iparkes)

     Khởi đầu là Trạm máy điện – thường được gọi là Nhà máy Đèn (Hình 1); không rõ được xây vào năm nào nhưng trên Bản đồ Sài Gòn năm 1896 (Hình 2) thì chưa có Hoa viên này; còn trên Bức tranh toàn cảnh Sài Gòn do GASTON PUSCH1 vẽ vào năm 1898 (Hình 3) thì có thể hiện Hoa viên này với một toà nhà nằm ở giữa Hoa viên và 4 trụ biểu (có lẻ là 4 trụ đèn) ở các góc của khu đất (giới hạn bởi 4 con đường: Mac Mahon2 /đường Nam kỳ khởi nghĩa ngày nay, Pellerin3 /đường Pasteur ngày nay, Testard 4/đường Võ Văn Tần5 ngày nay, Richaud6 /đường Nguyễn Đình Chiểu7 ngày nay).

ban.do-saigon-1896-cong.vien-van.xuan-hochanhkientruc.art
Hình 2:  Vị trí CÔNG VIÊN VẠN XUÂN (khuôn viên có viền màu xanh) trên Bản đồ Sài Gòn năm 1896 – lúc này chưa có Công viên Vạn Xuân (Nguồn: BNF)

buc.tranh-toan.canh-saigon-1898-cong.vien-van.xuan-hochanhkientruc.art
Hình 3:  Công viên – lúc này chưa biết tên (!?) (khuôn viên màu xanh) trên Bức tranh toàn cảnh Sài Gòn do GASTON PUSCH vẽ vào năm 1898 (Nguồn: BNF)

     Chưa biết lúc đầu Hoa viên được mang tên gì nhưng trên Bản đồ Sài Gòn năm 1959 (Hình 4) thì có ghi số 63 với chú thích tên của Hoa viên là Công viên Vạn Xuân.

ban.do-saigon-1959-cong.vien-van.xuan-hochanhkientruc.art
Hình 4:  CÔNG VIÊN VẠN XUÂN (vị trí có ghi số 63) trên Bản đồ Đô thành Sài Gòn năm 1959 (Nguồn: Saigon Virtual Cities).

CHÚ GIẢI :
1 :  GASTON PUSCH:  là một kỹ sư, kiến trúc sư, hoạ sư làm việc tại Sài Gòn trong thời gian khoảng 1898 – 1902 và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình hành chính của Chính quyền thuộc địa Pháp.

2 :  Mac Mahon

3 FRANCOIS PELLERIN (1813-1862) là học sinh xuất sắc tại Tiểu chủng viện Saint-Vincent, Đại chủng viện Quimper, Trường Thần học tại Saint-Sulpice (Paris), và được phong chức linh mục tại Nhà nguyện Couvent des Oiseaux, sau đó làm Cha phó ở Saint-Louis de Brest, rồi gia nhập Chủng viện Hội Thừa Sai Hải Ngoại tại Rue du Bac, Paris, rồi nhận quyết định đi Đàng Trong (năm 1843) và đến Bình Định làm Giám mục phó cho Giám mục ÉTIENNE CUÉNOT và được đặt tên là PHAN (PELLERIN PHAN) – được bảo trợ bởi Thái bộc MICAE HỒ ĐÌNH HY (một vị quan triều Nguyễn theo Công giáo) rồi đến Huế (tháng 3/1848) trú tại Chủng viện Joshe và thành lập Hiệp hội Thánh Tâm–Mân Côi.

     Sau đó, PELLERIN trở về Pháp (năm 1857) và hội kiến với Hoàng đế NAPOLÉON III tại Biarritz để báo cáo tình hình ở Việt Nam. Cùng với sự tác động của Hoàng hậu EUGÉNIE (một người rất sùng đạo), NAPOLÉON III (1808-1873) đã quyết chí đánh chiếm Việt Nam và giao nhiệm vụ cho Đô đốc RIGOULT DE GENOUILLY thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp lên Việt Nam.

MỜI XEM CHI TIẾT:   Giám mục FRANCOIS PELLERIN

4 :  Testard

5 : Võ Văn Tần

6 :  Richaud

7 :  Nguyễn Đình Chiểu

BAN BIÊN TẬP
9 /2023
hochanhkientruc@gmail.com