jean.bouchot-bao.tang.blanchard.dela.brosse-hochanhkientruc.art
Hình 1:  JEAN BOUCHOT – Giám đốc đầu tiên của BẢO TÀNG BLANCHARD DE LA BROSSE (năm 1929) – KTS. Delaval /Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Tp.HCM ngày nay.

     JEAN BOUCHOT (29/6/1886, Paris – 6/5/1932, Besançon, Pháp) là nhà báo, nhà lưu trữ, người phụ trách bảo tàng, sĩ quan phi công của quân đội Pháp.

     Ông tốt nghiệp cử nhân ở Trường Lycée Louis Le Grand, nghiên cứu tại Lycée Montaigne và đến Phần Lan dạy tiếng PhápHelsingfors (năm 1913), học ngôn ngữ và nghiên cứu Văn hóa dân gian Phần Lan (tập hợp những truyền thuyết cổ truyền Phần Lan và tạo thành Bộ sử thi Kalevali, làm phim hoạt hình). Ông là nhà luận chiến xuất sắc (về hàng không và máy bay, về Leonardo da Vinci, thợ chế tạo máy bay, …) và đã đăng khá nhiều bài báo trên các tờ báo Correspondent, Mercure de France, Life.

     Ông gia nhập quân đội (năm 1906-1913) phục vụ với vai trò quan sát viên trên các khinh khí cầu tại Versailles, Pháp và đã đến Nhật Bản (năm 1918) để hướng dẫn kỹ thuật trên không.

     Ông xuất ngũ và đến sống ở Bắc Kinh, làm giáo viên dạy tiếng Pháp, học chữ Hán, làm nghề báo, nghiên cứu nhiều tác phẩm về văn hoá nghệ thuật và đã xuất bản (năm 1923) sách “Đền thờ của các vị Lạt ma(K’ien-long đã xây dựng ở Bắc Kinh vào năm 1755).

     Ông đến Hà Nội và làm biên tập viên cho tờ báo “L’avenir du Tonkin“, rồi làm Lưu trữ viên tại Thư viện Đông Dương (năm 1924). Ông là thành viên của Hội Nghiên cứu Đông Dương (tháng 6/1925) và là Giám đốc của Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tháng 7/1928).

     Sau đó, ông đến Nam Kỳ (ngày 25/2/1925) và làm Lưu trữ viên tại Thư viện Sài Gòn. Ông  phụ trách Tổng thư ký (tháng 1/1926) Hội những nhà nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) và thúc đẩy việc thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tháng 2/1924 – Bảo tàng lích sử TPHCM ngày nay). Ông được bổ nhiệm làm Thông tín viên của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (năm 1926) và đã góp phần cho sự ra đời của Viện Bảo tàng Nam Kỳ (ngày 1/1/1929).

     Do tình trạng sức khỏe bất ổn, ông đã trở về Pháp (ngày 21/2/1930) và lại được đề nghị phụ trách việc tổ chức lại Bảo tàng Besançon (Pháp).


BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art
9 /2022