sinh.vien-kien-NHT-chua.mot.cot-hanoi-hochanhkientruc.art
Hình 1:  ‘Kiến sinh‘ NHT. ‘tu tập‘ nơi Diên Hựu tự, Hà Nội 1979 (Nguồn: Kiến Cận) 

 

       Bập bè cấp sách “ê a i-tờ” chưa tỏ mà lại ‘đèo bồng’ đi theo văn hoálang-sa1 tại trường dòng – Lasan Taberd 2 Sài Thành vào những thập niên 1970.

 

truong-taberd-saigon-hochanhkientruc.art
Hình 2:  Trường Trung học Lasan Taberd (Nguồn: Kiến Cận) 

 

      Để rồi khi rời ‘mái ấm học trò’ mà ‘liễu ơ’ bước vào ngưỡng cửa ‘học đại’ ở ‘Tổ đình’ Kiến4 Sài Gòn 1974 với bao ‘đêm trắng’ trường kỳ “lên bài5 và những chuỗi ngày dài ‘chinh chiến’ “vinh quang” trên những cánh đồng dưa miệt vườn Long Phước hay bên bờ các ghềnh đá suối vắng nơi vùng “làng kinh tế mớiĐịnh Quán, hay trằn trọc qua đêm trên những chiếc sạp nứa kiến bò rỉ rả nơi ven rừng Chiến khu D, … Và dòng ký ức còn lưu giữ mãi những chuỗi ngày dài đầy ‘biến động’ của dòng xoáy lịch sử 1975 …

nhom-sinh.vien-kien.truc-k.74-tai-ha.tien-hochanhkientruc.art
Hình 3:  Nhóm ‘Kiến sinh K.74(từ trái: NX. Trường, LN. Anh, VD. Lân, NX. Thuận, TTH. Thuỷ, NH. Trí)kiến‘ tập ở Hà Tiên 1979 (Nguồn: PCĐ. Hà Tiên) 

      “Hà Tiên thập cảnh kỳ danh6 lại trở thành ‘điểm hẹn’ của “Prồ-dê điếc-plôm7Phục hồi Làng đồi mồi Hà Tiên” và là tiêu điểm của cuộc thi ‘Kiến Ba Lan8 1979 – “Phục hồi một Đô thị nhỏ truyền thống”. Và nơi Thị trấn xa xôi biên giới ấy đã ghi dấu ‘tác phẩm đầu tay9 ở những tháng ngày ‘vào nghề’ đầu những năm thập niên 1980.

tac.pham-dau.tay-tru.so-huyen.uy-hatien-1982-hochanhkientruc.art
Hình 3Trụ sở Huyện uỷ Hà TiênThiết kế: KTS. Nguyễn Hữu Trí (Nguồn: KIến Cận) 

     

      Trở lại ‘Tổ đình’ 196 Pát-xtơ mà nỗ lực ‘vượt dòng’ lên ‘tốp10 để được hân hạnh ghi thêm một ‘dấu ấn kiến11 nơi góc giao lộ mang tên hai cụ lừng danh Tây Ta – cụ Đồ12 và cụ Pátx13.

khoi-hieu.bo-truong-dai.hoc-kientruc-tphcm-kts.nguyen.huu.tri-hochanhkientruc.art
Hình 4:  Khối Hiệu bộ – Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM – Thiết kế: KTS. Nguyễn Hữu Trí 1984 (Nguồn: Kiến Cận) 

 

khoi-van.phong-khoa-truong-dai.hoc-kientruc-tphcm-hochanhkientruc.art
Hình 5:  Khối Văn phòng Khoa – Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM – Thiết kế: KTS. Nguyễn Hữu Trí 1984 (Nguồn: Kiến Cận)  

 

      Đã chọn ‘ẩn tu’ nơi “Tổ đình’ thì chỉ có một con đường đáng phải kinh qua – đó là ‘học cao11 rồi ‘học nghiên12 – “Cảnh quan Vỉa hè Kiến trúc nhỏ nơi Trung tâm đô thị TP.HCM” – học ‘Kiến13 rồi lại học “Cảnh14, học ‘Cảnh to15 rồi lại học ‘Kiến nhỏ16…, nhưng “học nữa học mãi” rồi lại không qua phận số “” ‘tử17! – không những chỉ một lần mà cả lần 218 – nên Thôi rồi!… cái ‘đời Kiến’ khi mới bước vào đầu đời thế kỷ thứ 21 với cái ‘mác‘ MSS (tứcmác sát sư‘) thay vì ‘mác‘ TS. KTS.!!!

 

luan.van-thac.sy-canh.quan-via.he-trung.tam-tp.hcm-kts.nguyen.huu.tri-hochanhkientruc.art
Hình 6:  Luận văn ThS. “Kiến trúc cảnh quan Vỉa hè Khu trung tâm đô thị TP.HCM” – Tác giả: KTS. Nguyễn Hữu Trí 1990 (Nguồn: Kiến Cận) 

     

      ‘Nghiệp đời’ lại đưa đẩy ‘nước chảy chia hai’ – U-A-Hát19 hay Hờ-Bờ-U!20?… mà ‘dòng đời’ lại luôn chảy từ trên nên tụ về nơi ‘chỗ trũng’ Hờ-Bờ-U!… cho đến tròn tuổi nghỉ… mà Vờ-Lờ-U 21 lại réo gọi bên “đường thiên lý” “hữu duyên năng tương ngộ”… 

van.phong-khoa-kientruc-hbu-hochanhkientruc.art
Hình 7:  Văn phòng Khoa Kiến Trúc HBU 2008 (từ trái: NV. Tuấn, HP. Hưng, NH. Trí, LM. Phương, LT. Ánh, BMH. Tước) (Nguồn: Kiến Cận) 

 

hoi.dong-tot.nghiep-vlu-kts.nguyen.huu.tri-hochanhkientruc.art
Hình 8:  Hội đồng (từ trái: TN. Nam, NH. Trí, ĐP. Hưng, ĐTG. Hưng, TNH. Quang) chấm Đồ án tốt nghiệp KTS. VLU 2024 (Nguồn: Kiến Cận) 

CHÚ THÍCH :

1Lang-sa theo chữ Hán: Pha Lang Sa (坡 郎 沙), Phú Lang Sa (富 郎 沙), Phú Lãng Sa (富 浪 沙), Pháp Lang Sa (法 浪 沙).

2Trường Lasan Taberd (1873-1976) được thành lập bởi Hội truyền giáo Công giáo và mang tên của JEAN-LOUIS TABERD – Giám mục địa phận Nam Kỳ (1830-1840). Ngôi trường thoạt đầu có khoảng 160 học sinh “bị bỏ rơi” bởi các gia đình nghèo và do các Sư huynh dòng Lasan (Les Frères des Écoles chrétiennes Jean Baptiste de La Salle) giảng dạy.


3:  ‘liễu ơtức lỡ yêu – kiểu nói lái.
4:  ‘Tổ đình Kiến trúctức Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn 1957 (nguyên là Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn – từ Đà Lạt chuyển vào năm 1950).

5:  “lên bài” – theo “Từ ngữ đặc thù của Dân Kiến” – có nghiã là “bắt đầu dựng vẽ các nét của đồ án trên bản vẽ“.
6:  ‘chinh chiến’ – theo nghĩa tham gia lao động của sinh viên các trường đại học vào năm 1975.


710 Cảnh đẹp ngàn xưa của xứ Hà Tiên, bao gồm :

1) Tiêu Tự Thần Chung (Tiếng chuông ở cảnh chùa tịch mịch) tức Cảnh chùa Tam Bảo do MẠC CỬU xây dựng (vào đầu thế kỷ thứ 18) để thờ mẹ (Thái Thái phu nhân);
2) Kim Dự Lan Đào (Kim: vàng; Dự: hòn đảo nhỏ; Lan: ngăn chận; Đào: sóng to: Hòn đảo vàng nhỏ ngăn chận sóng to) tức núi Pháo Đài cao 25m, ở trên có ngọn hải đăng thời Pháp (nay đã được phục hồi);

3)  Lộc Trĩ Thôn Cư tức Xóm quê ở Mũi Nai (theo truyền thuyết dân gian khi xưa có chú nai ham mê cảnh đẹp nên đi lạc và chết gục tại đây);
4)  Nam Phố Trừng Ba tức Bãi biển ở phía Nam; Trừng ba là sóng lặng, nước yên;

5) Thạch Động Thôn Vân tức Thạch động Làng Vânxã Mỹ Đức, Hà Tiên cách biên giới Campuchia 3 km; 
6)  Đông Hồ Ấn Nguyệt tức Đầm Đông Hồ in bóng ánh trăng, rộng 1.384 ha – nơi giao thuỷ của Sông Giang Thànhkênh Rạch Giá;

7)  Giang Thành Dạ Cổ tức tiếng trống canh đêm nơi đồn trú bên sông;
8)  Lư Khê Ngư Bạc tức Rạch Vược (có rất nhiều cá vược)ấp Thuận Yên, cách Thị xã Hà Tiên khoảng 5 km;
9)  Bình San Điệp Thúy tức núi Bình Sơn (núi Lăng)Lăng Mạc Cửu, mộ Mạc Thiên Tứ, …;


10)  Châu Nham Lạc lộ tức đồi Châm Nham (núi Đá Dựng) núi Bãi Ớt, cách Hà Tiên khoảng 36 km.
8:  “Prồ điếcplôm”: phiên âm tiếng Pháp “Projet diplomée”.
9:  Cuộc thi ‘Kiến Ba Lan’ với Chủ đề “Phục hồi một Đô thị nhỏ có tính truyền thống” do UIA (International Union of Architects) tổ chức tại Ba Lan vào năm 1979.


10:  ‘tác phẩm đầu taylà công trình Trụ sở Huyện uỷ Hà Tiên do KTS. NGUYỄN HỮU TRÍ thiết kế và giám sát thi công tại Khu Hành chính núi Ngũ Hổ, thị trấn Hà Tiên 1984.
11Pát-xtơ (Luois Pasteur, 1822-1895) là nhà sinh học, sinh vật học, hoá học Pháp.
12:  ‘lên tốptức vươn lên dẫn đầu và Phương án thiết kế của KTS. NGUYỄN HỮU TRÍ được tuyển chọn trong số 3 Phương án khác của các KTS. NK. Sến, VĐ. Hải.
13: ‘dấu ấn kiến’ nơi góc giao lộ – ý nói công trình Văn phòng Hiệu BộVăn phòng các Khoa, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.


14cụ Đồ” tức nhà thơ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822-1888). 
15cụ Pátx tức Pát-xtơ (Luois Pasteur, 1822-1895).
16:  ‘học cao’ – ý nói học bậc Cao học
17:  ‘học nghiên’ – ý nói làm nghiên cứu sinh.
18:  học ‘Kiến’ – ý nói học Kiến Trúc.
19:  học “Cảnh” – ý nói học Cảnh quan.
20:  học ‘Cảnh to’ – ý nói học Cảnh quan đô thị.
21:  học ‘Kiến nhỏ’ – ý nói về Kiến trúc nhỏ.


22:  “” ‘tử’ –  là thầy; tử là chết – nghĩa là thầy bị chết. 
23:  Lần 1: Thầy hướng dẫn là GS. NGUYỄN ĐỨC THIỀM (1938-2008); Lần 2: Thầy hướng dẫn là GS. HOÀNG ĐẠO CUNG (1944-2012).


24U-A-Hát hay UAH (University of Architecture Ho Chi Minh City) tức Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM.
25Hờ-Bờ-U hay HBU (Hong Bang University) tức Trường Đại học Hồng Bàng.
26Vờ-Lờ-U hay VLU (Van Lang University) tức Trường Đại học Văn Lang.


BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art, 5/2024.