huynh.tinh.cua-dai.nam.quac.am.tu.vi-hochanhkientruc.art

Hình 1:  Paulus HUỲNH TỊNH CỦA & Tác phẩm

     HUỲNH TỊNH CỦA (1830, làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – 1908, Bà Rịa, 73 tuổi) hay Paulus Của (Paulus /Phao-lô), hiệu Tịnh Trai, là một nhà văn hóa học, ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ.

     Ông đi du học tại Trường công giáo Penang, Malaysia. Ông sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, tinh thông tiếng Hán, tiếng Pháp. Ông được bổ nhiệm Đốc phủ sứ (năm 1861), Giám đốc Ty phiên dịch văn ánSoái phủ, Sài Gòn. Ông thay TRƯƠNG VĨNH KÝ làm Chủ bút tờ Gia Định báo (công báo quốc ngữ, năm 1865). Ông đề nghị dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức (yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng nhưng không được chấp nhận). Ông theo “Tây học” và truyền bá học thuật phương Tây đồng thời phổ biến các nét văn hóa phương Đông cổ truyền và đã có công (cùng với TRƯƠNG VĨNH KÝ) xây đắp nhiều cho nền văn chương chữ Quốc ngữ trong thời kỳ đầu, nhất là ở Nam Kỳ và nổi bật nhất là sách Đại Nam quấc âm tự vị (Tự vị tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam biên soạn, Sài Gòn 1895, 1896).

     Các tác phẩm của ông để lại gồm có :

Chuyện giải buồn (Biên khảo 2 tập, 112 truyện, in năm 1880, 1885);
Maximes et Proverbes (Biên khảo, 1882);
Gia lễ (Biên khảo, 1886);
Bác học sơ giai (Phóng tác, 1887);
Quan chế (Biên khảo, 1888);

Đại Nam quấc âm tự vị ((Biên khảo, 2 tập, 1895, 1896);
Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (Biên khảo, 1897);
Câu hát góp (Biên khảo, 1904);
Ca trù thể cách (Biên khảo, 1907).

Quan âm diễn ca (Phiên âm từ chữ Nôm, in năm 1903);
Trần Sanh Diễn ca (Phiên âm từ chữ Nôm, 1905);
Chiêu Quân cống Hồ truyện (Phiên âm từ chữ Nôm, 1906);
Bạch Viên Tôn Các truyện (Phiên âm từ chữ Nôm, 1906);

Văn Doanh Diễn ca (Phiên âm từ chữ Nôm, 1906);
Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện (Phiên âm từ chữ Nôm, 1906);
Thơ mẹ dạy con (Phiên âm từ chữ Nôm, 1907);
Tống Tử Vưu truyện (Phiên âm từ chữ Nôm, 1907).

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art
9 /2022