lang.mo-vo.di.nguy-co.giang-hochanhkientruc.art

Hình 1:  Lăng mộ Võ tướng Quận công VÕ DI NGUY – Cô Giang, quận Phú Nhuận, TP.HCM (Nguồn: Võ Điền Dũng – Cty 2Saigon)

VÕ DI NGUY hay Vũ Di Nguy (武 彝 巍, 1745, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – 1801) là vị tướng dưới quyền chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1751-1777). Ông vào nghiệp lính từ thời trẻ và giỏi thủy chiến nên được cử trông coi các đội thủy quân.

     Khi Định vương tháo chạy vào Gia Định (năm 1775), VÕ DI NGUY vẫn ở lại cầm cự với quân Trịnh, rồi hiệp cùng Cai đội TÔ VĂN ĐOÀI đem khoảng 200 rút quân vào Nam. Khi Định vươngTân Chính vương Nguyễn Phúc Dương đều bị Tây Sơn bắt giết, ông tiếp tục theo phò chúa kế vị NGUYỄN PHÚC ÁNH. Ông đã cùng CHÂU VĂN TIẾP, TÔN THẤT CỐC trông coi Thủy binhGia Định (năm 1778). Khi Thuỷ quân Nguyễn kết hợp cùng Thuỷ quân Xiêm đều bị đại bại trước quân Tây Sơn (tháng 6/1783)trận Rạch Gầm, Xoài Mút (Tiền Giang ngày nay); chúa Nguyễn cùng nhiều tướng lĩnh – có cả Võ Di Nguy – phải chạy sang nương nhờ nước Xiêm. Sau đó (tháng 7/1787), NGUYỄN ÁNH kéo quân về nước và đóng quân tại Long Xuyên. VÕ DI NGUY lãnh sứ mạng ở lại Phú Quốc để bảo vệ cho mẹ và cung quyến của chúa Nguyễn. Khi chúa Nguyễn – lấy lại được Gia Định (tháng 9/1788) – đã cử ông làm Nội Thủy Trung thủy Thuyền, rồi thăng Khâm sai thuộc Nội Cai cơ chỉ huy 5 hải đạo thuyềnMinh Phương Hầu” và trông coi việc đóng thuyền chiến, tàu chiến. Khi chúa Nguyễn ra đánh Quy Nhơn (tháng 3/1793), ông đã cùng NGUYỄN VĂN TRƯƠNG, VÕ TÁNH điều động hải quân, đổ bộ, đánh chiếm phủ Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Khi chúa Nguyễn ra cứu Võ Tánh (tháng 2/1795)thành Diên Khánh (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay), ông hộ giá chúa Nguyễn Ánh. Ông cùng chúa Nguyễn Ánh đi ứng cứu thành Quy Nhơn (năm 1800), nhưng khi đến vùng Cù Mông, ông được lệnh ở lại bảo vệ Vũng Trích (Phú Yên ngày nay). Chúa Nguyễn sai LÊ VĂN DUYỆT và ông đem thủy quân đánh cửa Thị Nại (ngày 15/1/1801). VÕ DI NGUY bị trúng đạn nên tử trận.

     Ông được chôn cất ở Gia Định và được sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công“, thụy là Trung túc (trung thành và đầy vinh dự), rồi nâng lên hàng Nhất phẩm (năm 1807), được thờ trong Thế miếu (năm 1824 và truy tặng thêm tước Bình Giang Quận công (ngày 14/12/1831)thụy đổi là Tráng Túc (dõng mãnh và cung kính).

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc.art
10 /2022

GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Wikipedia, Vietnam Express.

MỜI XEM :

◊  BA SON xưa 1791 và nay 2015 – Phần 1.
◊  BA SON xưa 1791 và nay 2015 – Phần 2.