truong.caodang.mythuat.dongduong-hanoi-hochanhkientruc.art
Hình 1:  TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (l’École supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine), Phố Reinach (Phố Trần Quốc Toản ngày nay), Hà Nội 1929.

     

     Khởi đầu, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine /CDMTDD) gọi tắt là Trường Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts de l’Indochine) hoặc Trường Mỹ thuật Hà Nội (l’École des Beaux-Arts de Hanoi) (Hình 1) đi vào hoạt động từ ngày 27/10/1924 sau khi ông MERLIN (Toàn quyền Đông Dương)Nghị địnhCho phép thành lập ở Hà Nội một trường mỹ thuật”. Song khóa học đầu tiên của CDMTDD vào năm 1925 đã được lấy làm năm thành lập trường.

     CDMTDD nằm trong hệ thốngĐại học đường(Grandes Écoles) thuộc ngành giáo dục đại học Pháp; chữ “cao đẳng” (supérieur) nhằm chỉ bậc học (đại học)ngạch học (chính qui, công lập). Viện Lưu trữ quốc gia Phápngành Hải ngoại (Archives nationales, Section Outre-Mer) hiện vẫn còn lưu giữ một bức thư (ghi ngày 25/8/1937) của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa MARIUS MOUTET gửi Toàn quyền Đông Dương nhằm đề cử nhà điêu khắc ÉVARISTE JONCHÈRE làm Hiệu trưởng CDMTDD ở Hà Nội. Và theo Nghị định ngày 24/5/1938 của Toàn quyền Đông Dương, CDMTDD Hà Nội đã được tổ chức lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts et des Arts appliqués de l’Indochine, CDMTNTDD). Theo đó, CDMTNTDD có 02 Ban chính: Ban Hội họa, điêu khắc, sơn mài (Section de peinture, sculpture et laque)Ban Kiến trúc; 02 Ban đều thuộc ngành Giáo dục đại học (l’Enseignement supérieur); Và 03 Ban phụ thuộc về nghệ thuật thực hành: Ban Trần triết (bậc 2), Ban Kim hoàn và Chạm trổ (bậc 1, nghề thủ công), Ban Gốm (bậc 1); và cuối cùng là 01 Lớp bổ túc (Cours complémentaire) về Hội họa, Nghệ thuật trang trí. CDMTNTDD (năm 1938) với Điêu khắc gia ÉVARISTE JONCHÈRE – quyền Giám đốc (khi VICTOR TARDIEU mất vào năm 1937) chủ trương giáo dục công nghệ nghệ thuật nên sơn mài từ chỗ là một môn học thử nghiệm đã trở thành (sau khoảng 10 năm) một môn học cơ bản (tương đương với Hội họa, Điêu khắc). (theo Vietnamese Art – K. MOELLER).

     CDMTNTDD đã phân tách (theo Nghị định ngày 22/10/1942 của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương) thành 02 đơn vị đào tạo: Mỹ thuật thuần túy (bao gồm Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc) và Mỹ thuật ứng dụng. Và vì chiến tranh nên CDMTNTDD đã phải chia thành 3 bộ phận sơ tán (tháng 12/1943) ở 3 nơi :

+  Các Lớp Mỹ nghệ ở Phủ Lý (Gorges Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách);
+  Khoa Hội họa và một phần Khoa Điêu khắc lên Sơn Tây (giáo sư INGUIMBERTY cùng cộng sự là họa sĩ NAM SƠN, TÔ NGỌC VÂN phụ trách);
+  Khoa Kiến trúc và Khoa Điêu khắc vào Đà Lạt (JONCHÈRE phụ trách). Khoa Kiến trúc (năm 1944) được nâng thành Trường Kiến trúc (vẫn trực thuộc CDMTNTDD – theo Nghị định ngày 22/2/1944). (Hình 2)

truong.cao.dang.kientruc-dalat-hochanhkientruc.art
Hình 2:  TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIẾN TRÚC Đà Lạt 1944 – Tầng trệt của Toà nhà cong có Tháp bút của Trường Grand Lycée Yersin Đà Lạt (Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ngày nay).

     CDMTNTDD đóng cửa trường (năm 1945) nhưng Trường Kiến trúc Đà Lạt (sau năm 1945) vẫn tiếp tục đào tạo cho đến năm 1948. (theo Vietnam Art). 

     Sau đó, Trường Kiến Trúc Đà Lạt được hợp nhất (cuối năm 1948) vào Viện Đại học Đông Dương với tên gọi mới là Trường Cao đẳng Kiến Trúc, và rồi (năm 1950) được chuyển về Sài Gòn (trực thuộc Viện Đại học Hà Nội) và được đổi thành Trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn (trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn, năm 1967). (Hình 3)

truong-dai.hoc.kien.truc-saigon-1971-hochanhkientruc.art
Hình 3:  Tổng thể TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC Sài Gòn 1971 (Nguồn: KTS. DM. Tiến – K70)

     Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh (ĐHKT. TPHCM) được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ và trực thuộc Bộ Xây dựng (ngày 14/12/1976), và là thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ năm 1995-2000). Cuối năm 2000, ĐHKT. TPHCM được tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và trở thành trường độc lập rồi sau đó lại trở về trực thuộc Bộ Xây dựng (từ năm 2002 cho đến nay). (theo Thông tin của ĐHKT. TPHCM)


MỜI XEM :
◊  Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (1950-1974)

◊  Trường Trung học Yersin Đà Lạt (1930-1976)

BAN BIÊN TẬP
9 /2023
hochanhkientruc@gmail.com