beaux-arts-paris-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Sảnh chính Trường Cao đẳng Quốc gia Nghệ thuật Pa-ri (Nguồn: Architectural Digest) 

     Từ khởi thuỷ thành lập, Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn – và cả Kiến trúc Hà Nội – đều trực thuộc Viện Đại học Đông Dương (được thành lập vào ngày 16/5/1906 tại Hà Nội; đến năm 1924 thì Viện mở Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương – École des Beaux-Arts de l’Indochine – trong đó có Ban Kiến Trúc – năm 1926; đến năm 1941 thì Viện mở thêm Trường Cao đẳng Kiến Trúc – và được chuyển vào Đà Lạt vào năm 1945, rồi Sài Gòn vào năm 1950), nên tất cả thực sự đều trực thuộc Trường Đại học Quốc gia Nghệ thuật Bô-Dza Pa-ri, Pháp (École Nationale Supérieure des Beaux-Arts de Paris). Vì lẻ đó, nên hầu như các từ ngữ được sử dụng trên cửa miệng của Dân kiến trúc (gọi tắt là Dân Kiến) – nhất là các thế hệ sinh viên trước năm 1975 – đều có âm hưởng từ gốc tiếng Pháp.

     Các từ ngữ đặc thù – có thể gọi là Tiếng lóng – của ‘Dân Kiến’ đã quen sử dụng, có thể được liệt kê một số như sau :

a-văng (avant, avanvé)làm xong đồ án trước thời hạn nộp bài;
ăn étkít (esquisse)đậu đồ án phác thảo (ngày nay thường gọi là thiết kế nhanh);
ăn prồ (project)ăn bài, đậu đồ án kiến trúc;
ăn prổmmie (premiere mention)đậu đồ án xuất sắc (đậu một bài được tính thành 2 bài hay 2 va-lưa);
át-suya-rê (hachuré)thể hiện ký hiệu vật liệu trên hình vẽ kiến trúc;
ba-trông (patron)sinh viên đàn anh, sinh viên là chủ đồ án (truyền thống ba-trông-ne /patron-nègre là tập quán đặc thù của Dân Kiến, góp phần tạo nên ‘môi trường‘ nẩy nở tình đồng môn trong cộng đồng Dân Kiến;
ba-trơn (patronne)sinh viên đàn chị;
binh bàinghiên cứu tìm ý tưởng, phương án thiết kế đồ án;
binh makét (maquette)nghiên cứu bố cục cho bản vẽ (lây-ao /layout);
bị măng (manque)vẽ sai không khớp các hình với nhau (mặt bằng so với mặt đứng, mặt cắt, …);
can pông (poncer), công pôngsíp (contre ponsible)vẽ can bằng cách rọi đèn từ dưới;
có i-đê (idée), có ai-đia (idea)có ý tưởng cho phương án thiết kế đồ án;
có pạc-ti (partie)có phương án thiết kế cho đồ án;
cọp-pi pát (copy paste – từ này có từ thời đại vẽ máy)sao chép – na ná ‘rôm bài’, ăn cắp ý tưởng;
dân kiếnsinh viên kiến trúc;
đi ôm (ombre)vẽ bóng;
đi tialiên (tire ligne)vẽ mực bằng bút mỏ vịt;
đi voida (voyage)đi vòng vòng xem bài để lên ý tưởng hoặc ram-rớp (cọp-pi);
điếpplôm (diplomable)để có thể làm đồ án tốt nghiệp thì cần đạt 10 va-lưa prổm-mie (première) + 3 va-lưa ạt (art) như: đét-xe (dessin), ba-rì-dép (bas-relief), cồng-cua (concours: godeboeuf, delaon, labarre, rougevin) hoặc 2 ết-kiết (2 equisses ‘ăn’ – được tính là 1 va-lưa).
đớp va-lưa (valeur)đạt điểm (trị số) và đậu đồ án (trước năm 1975, các đồ án không được chấm điểm số mà chỉ được chấm đạt “Trị số 1”, “Trị số 2” – gọi là Valeur – na ná tương tự như Tín chỉ; đồ án đạt “Trị số 2” là đồ án thật xuất sắc và có giá trị bằng 2 đồ án);
kiếm chúc xukiến trúc sư;
làm a-na-lô (analogue)vẽ đồ án phân tích kiến trúc cổ;
làm áp-phe (affair)làm công việc, làm ăn, hẹn hò;
lên bàibắt đầu dựng vẽ các nét của đồ án trên bản vẽ;
làm cạc-nê cồng (carnet de construction)vẽ tập tuyển hoạ cấu tạo kiến trúc;
làm cạc-nê sì-tê (stéréotomie)vẽ tập tuyển hoạ môn thiết thể vật liệu, cấu trúc vật thể;
làm cồng-cua (concours)đồ án thi kiến trúc;
làm cồng-xanhđồ án cấu tạo nguyên ngôi nhà được vẽ trên nA0;
làm đétxe (dessin)vẽ hội hoạ;
làm đềcovẽ đồ án trang trí nội thất;
làm ne (nègre)sinh viên đàn em làm phụ vẽ cho các bài đồ án của lớp trên;
mu (move – từ này có trong thời đại vẽ máy)dời khối khi ‘binh bài’, sửa bài;
phua bài (four project)rớt đồ án, đồ án đáng vứt bỏ vào lò đốt;
prổmmie (première)sau khi đạt 10 va-lưa xơ-gồng (valeur second) và phải là sinh viên năm thứ tư đã đậu môn cồng (construction) mới được làm 10 đồ án bậc prổm-mie (première), gồm: 6 prồ-dê (projets), 4 ết-kiết (esquisses) hoặc cồng-cua (concours).
răng-đu (rendu)diễn hoạ cây, cảnh, lên màu trên đồ án;
ren-đơ (rendering – từ này có trong thời đại vẽ máy)ý nghĩa tương tự như diễn hoạ;
ram ý (ramener)ăn cắp ý tưởng, chôm ý;
rửa tộisinh viên mới vào trường buột phải được tắm một gáo ‘nước rửa tội’ của thần Kiến trúc để đạt sự trong sáng hầu có thể dễ dàng nẩy sinh ra i-dê binh bài!
sa-rết (charette)làm đồ án với tốc độ chậm như xe bò, rùa bò;
trễ bàiý nghĩa tương tự như sa-rết;
thiên lôiphụ tá của ban đại diện sinh viên;
thua bài (four: lò sưởi)bỏ bài (cho vô lò đốt), chịu thôi không làm nổi đồ án nữa;
trưởng tràng (chef cochon)đại diện chính của sinh viên (dân kiến được ví như heo vì ‘lên bài’ dơ bẩn, nhếch nhác);
1 vờ, về bét (repêché)đậu vớt;
2 vờđậu vớt vớt;
vớt vui vẻ về với vợđậu vớt vớt vớt vớt và vớt…;
vẽ cúp (couple)vẽ mặt cắt;
vẽ như thầnvẽ quá đẹp, tuyệt vời như thần Kiến trúcdân Kiến đều tin rằng có một vị thần – thường là nữ thần – phò độ cho i-đê của dân Kiến!
vẽ ọt (ordres)vẽ các kiểu thức kiến trúc cổ;
vẽ pẹt (perspective)vẽ phối cảnh;
vẽ phaxát (façade)vẽ mặt đứng;
vẽ plăng (plan)vẽ mặt bằng;
gồng (second)từ năm thứ hai phải “kiếm” đủ 2~3 va-lưa a-na-lô (analogues) mới đạt chuẩn được làm đồ án kiến trúc (projet) xơ-gồng, gồm: 2 ét-kiết (esquisses), 6 prô-dê (projets), 1 đét-xe (dessin) hội họa , 1 nặn tượng.
v.v…Dân Kiến khắp nơi xin tha thêm về tổ để lắp đầy ‘kho tàng từ ngữ Kiến‘! Nhớ email về hochanhkientruc@gmail.com nhé!
hoathat-beaux-arts-hochanhkientruc.art
Hình 2:  Hoạ thất lên bài của ‘dân KiếnBeaux-Arts Paris (Nguồn: Epoch Times) 

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...
3 0

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@gmail.com
11 /2021