ky.nang-thuc.te.ao-thiet.ke-kien.truc-noi.that-hochanhkientruc.art
Hình 1:  KỸ NĂNG MỚI trong Lĩnh vực Thiết kế Kiến trúc-Nội thất vào Thời đại Công nghệ 4.0

 

Sự thay đổi Nhu cầu sử dụng lao động trong Lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất trước Bối cảnh của Cuộc cách mạnh công nghệ 4.0

     Giai đoạn kể từ năm 2020 trở về trước, các công ty trong Lĩnh vực kiến trúc và nội thất thường có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực với nhiều kỹ năng khác nhau – bao gồm :

Kỹ năng tư duy sáng tạoKhả năng thiết kế độc đáo;
Kiến thức chuyên môn về các tiêu chuẩn và quy chuẩn thiết kế, đặc biệt là về sự bền vữngmôi trường;
Kỹ năng xây dựng Mô hình 3D, 4D bằng các Phần mềm diễn họa để trực quan hóa các Ý tưởng thiết kế;

Khả năng giao tiếp hiệu quả với Khách hàng, Đồng nghiệp và các Bên liên quan khác;
Kỹ năng làm việc nhóm và đồng hành cùng các Chuyên gia đa ngành khác nhau để đưa ra Giải pháp thiết kế tốt nhất.

     Trong Bối cảnh chuyển đổi số của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Nhu cầu sử dụng lao động trong Lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất đã thay đổi đáng kể. Các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (VR)Máy học (ML), … đã tác động đến Quy trình thiết kế và đòi hỏi các Nhà thiết kế kiến trúc (NTKKT) phải có Kỹ năng mới nhằm có thể tận dụng các công nghệ này. Các Công nghệ này giúp tăng cường khả năng trực quan hóa và mô phỏng, cho phép các NTKKT có thể tạo ra các Mô hình 3D chính xác hơn và hiển thị các tính năng chi tiết của công trình xây dựng trước khi bắt đầu thực hiện. Điều này còn giúp giảm thiểu các sự sai sót trong Quá trình thiết kế, thi công và giúp tăng hiệu quả cũng như giúp giảm thời gian thực hiện.

     Sự gia tăng của các Công nghệ dữ liệu lớn (BigData)IoT (Internet of Things) cũng đang thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm những Chuyên gia có năng lực về phân tích dữ liệu, lập trình để phát triển các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ quá trình thiết kế hay quản lý công trình xây dựng. Qua kết quả khảo sát thực tế, người ta có thể thấy rằng Nhu cầu sử dụng nhân sự trong ngành thiết kế kiến trúc và nội thất sẽ thay đổi theo xu hướng sử dụng công nghệ, phát triển bền vững, kỹ năng kỹ thuật số và các yêu cầu có liên quan đến Dữ liệu hay Phân tích thông tin. Dự báo về sự thay đổi Nhu cầu sử dụng nhân sự trong ngành thiết kế kiến trúc và nội thất cho thấy rằng nó sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như Xu hướng phát triển của ngành, Sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường, Sự phát triển của công nghệ, … Tuy nhiên! ta cũng có thể dự đoán một số xu hướng chính như sau :

+  Tăng cường sử dụng Trí tuệ nhân tạocác Công nghệ tiên tiến trong Thiết kế và Quản lý dự án;

+  Sự phát triển của Thiết kế bền vững và thân thiện với môi trường, đòi hỏi các kỹ năng mới như hiểu biết về Vật liệu tái chế, Năng lượng tiết kiệm, Kiến thức về hệ thống quản lý năng lượng trong Kiến trúc;

Nhu cầu về các Kỹ năng có liên quan đến xây dựng, bảo trì các công trình kiến trúc có tính độc đáo cao, như kiến thức về Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu xây dựng, Kỹ năng quản lý dự án;

+  Tăng cường yêu cầu đối với các Kỹ năng kỹ thuật số trong thiết kế, đặc biệt là về Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế, công nghệ mới (như VR, AR, …);

+  Yêu cầu về Kỹ năng xử lý dữ liệu, Phân tích thông tin để đưa ra các quyết định và các giải pháp thiết kế hiệu quả hơn;

+  Đòi hỏi Kỹ năng kinh doanh:  tuy là Chuyên viên thiết kế kiến trúc-nội thất song cũng cần có Kiến thức về kinh doanh để có thể thuyết phục Khách hàng, Quản lý dự án hay làm việc với các đối tác khác trong quá trình thiết kế và triển khai các dự án;

Tăng cường sáng tạo:  Sự cạnh tranh trong ngành thiết kế kiến trúc-nội thất ngày càng gay gắt; do đó, các Chuyên viên thiết kế nhất thiết cần phải có Khả năng sáng tạo để tạo ra các thiết kế mới, độc đáo nhằm giúp thu hút Khách hàng;

+  Xu hướng phát triển Mô hình hệ sinh thái trong lĩnh vực xây dựng (bao gồm các công đoạn từ thiết kế cho tới thi công, bảo trì, vận hành, …).            

Kỹ năng làm việc nhóm và trực tuyến

     Trong năm 2020, Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của các Phương thức làm việc từ xalàm việc, học trực tuyến. Điều này đã có thể ảnh hưởng đến Cách thức đào tạoSử dụng nhân sự trong ngành thiết kế kiến trúc-nội thất, khi mà SV và nhân viên đã có thể làm việc từ xa và truy cập vào các công cụ, phần mềm thiết kế từ bất kỳ nơi đâu.

     Đối với quá trình tuyển dụng, nhiều Công ty, Tổ chức đã thay đổi Phương thức tuyển dụng của mình. Nhiều Công ty đã sử dụng Phương thức tuyển dụng trực tuyến để tìm kiếm ứng viên, thay vì phải tổ chức các buổi phỏng vấn trực tiếp. Điều này đã có thể ảnh hưởng đến Quá trình tuyển dụng cũng như các Kỹ năng mà SV cần phải trang bị để có thể thành công trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các Chuyên gia dự báo rằng – với sự phát triển của các Công nghệ mới (như Trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Thực tế ảo, Thực tế tăng cường, Internet of Things, …)Ngành thiết kế kiến trúc và nội thất sẽ có nhiều cơ hội phát triển và cần sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng Nhu cầu của thị trường.

     Tóm lại, Sự thay đổi về nhu cầu sử dụng nhân sự ngành thiết kế kiến trúc và nội thất nói chung sẽ phụ thuộc vào Sự phát triển của ngành và Công nghệ mới, cùng Sự thay đổi của thị trường cũng như Xu hướng phát triển của xã hội.

     Trong Bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với các vai trò và ảnh hưởng như đã phân tích ở trên, AI đang trở thành một công cụ hỗ trợ quan trọng cho các Nhà thiết kế kiến trúc và nội thất, sẽ giúp họ tăng cường khả năng trực quan hóa, tối ưu hóa thiết kế, giảm thiểu sai sót và rủi ro, tăng cường tính sáng tạo và cải thiện trải nghiệm, … Từ đó, có thể thấy sự thay đổi yêu cầu về các kỹ năng của các KTS, Nhà thiết kế kiến trúc và nội thất trong tương lai – có thể nêu ra như: Kỹ năng phản biện, Kỹ năng sáng tạo, … (và có thể suy giảm hoặc không còn cần thiết nữa một số kỹ năng nhưKỹ năng diễn họa, Kỹ năng triển khai kỹ thuật, …), và một số Kỹ năng mới cần được hình thành như: Khả năng sử dụng và cập nhật Công nghệ, Kỹ năng phân tích dữ liệu, phân tích-tổng hợp thông tin, …).

 

Kết luận

     Những ưu điểm và lợi ích – của Khoa học máy tính nói chung và Trí tuệ nhân tạo nói riêng trong Kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0 – là không thể phủ nhận đối với lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất. Tuy nhiên! Con người vẫn đóng vai trò đặt vấn đề và đưa ra quyết định chính trong các giai đoạn của quá trình thiết kế. Cần nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của Công nghệ Con người để có thể phối hợp linh họat trong các Họat động nghề nghiệp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Công nghệ thông minh chỉ có thể phát huy bởi “Con người thông minh” – Điều đó càng nhấn mạnh thêm vai trò của Giáo dục và đào tạo nhằm cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng – thông qua những cải cách toàn diện không chỉ về Mục tiêu, Hình thức, Phương pháp đào tạo mà còn cả trong Hệ thống giáo trìnhNguồn lực giảng viên.

MỜI XEM :
◊  Sự ảnh hưởng của Công nghệ 4.0 đối với Việc hành nghề và học tập trong Lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất – Phần 1.


GHI CHÚ :
◊  Nguồn:  Tạp chí Kiến trúc số 5-2023, 21/7/2023 – ThS. KTS. TRẦN VŨ THỌ – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
◊  Các tựa đề, tiêu đề, hình ảnh minh hoạ, chú giải và biên tập ‘nhẹ‘ do Ban Biên tập hochanhkientruc.art thực hiện.

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@mail.com
10/2023