quangcanh.saigon.bennghe-dau.tk.19-hochanhkientruc.art
Hình 1:  Quang cảnh sông Bến Nghé (Ngưu Chử) xưa (sông Sài Gòn ngày nay) vào đầu thế kỷ thứ 19 (Nguồn: Báo Le Monde Illustrée 1850s & Trung tâm lưu trữ quốc gia II)

Nguồn gốc tên gọi ‘Ba Son

      Sách “Sài Gòn năm xưa1 của học giả VƯƠNG HỒNG SỂN2 (trg.98, 99) đã lý giải về nguồn gốc của cái tên ‘Ba Son’ như sau: “Ngang Thủ Thiêm, bên này bờ sông là cơ xưởng thủy quân, trước kia quen gọi với danh từ ngoại lai Ba Son. Nguồn gốc hai chữ Ba Son cũng ở trong vòng định chừng. Một thuyết cho rằng Ba Son do danh từ PhápMare aux poissons” gọi tắt lại: “… đành rằng thuở trước kia, giữa Arsénal3 có một kinh đào tay, nhỏ nhưng rất nhiều cá tôm, thuở ấy người Pháp thích câu cá tại đây, … cho nên sự Việt Nam hoá tiếng Phápmare aux poissons” mà ra tiếng ViệtBa Son”…”

     “… Theo sách “Promenades dans Saigon”, tác giả, của bà HILDA ARNOLD4 ghi, rằng buổi đầu người Pháp đã xuất ra trên 7 triệu quan thời ấy để lấp đất và xây cái ụ tàu “bassin de radoub” này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc…“. Như vây, “Ba Son” là do cụm từ tiếng Phápbassin de radoub(nghĩa là cái ụ tàu) mà có. “Bassin” được đọc theo âm tiếng Việt là ‘bát-sân’ rồi thành ‘Ba Son’.

      Nhà nghiên cứu AN CHI5 thì cho rằng cách giải thích của học giả Vương Hồng Sển là đáng tin cậy nhất; song ông lại cho rằng ‘Ba Son’ là do tiếng Phápbastion(nghĩa là Pháo đài) mà ra. Còn theo TRẦN VĂN HƯƠNG6 (dịch giả quyển Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa) thì ‘Ba Son’ là xuất phát từ chữ “Réparation” (nghĩa là sửa chữa) mà thành.


Xưởng thuỷ Chu Sư trực thuộc Quân thứ Gia định thành, triều Nguyễn năm 1791

Xưởng thuỷ Chu Sư thời Nhà Nguyễn 1791

xuongthuy.chusu.1791-hochanhkientruc.art
Xưởng thuỷ Chu Sư 1791Thành Phụng xây năm 1836Di tích thành Qui 1835

Xưởng thuỷ Chu Sư 1791

Thành Phụng xây năm 1836

Di tích thành Qui 1835

Hình 2Xưởng thuỷ Chu Sư do NGUYỄN ÁNH thành lập năm 1791 để đóng các chiến thuyền hải đạo cho Thuỷ quân nhà Nguyễn (Nguồn:  Bản đồ Sài Gòn 1815 do TRẦN VĂN HỌC vẽ)


     Sách “Gia Định thành thông chí” có ghi: “Xưởng Chu Sư ở phía Đông thành, cách một dặm theo bờ sông Tân Bình, quanh sông Bình Trị nhà làm gác để hải đạo thuyền. Xưởng dài 3 dặm”. Xưởng thuỷ Chu Sư là xưởng đóng tàu lớn và hiện đại nhất ở Nam kỳ.

      Theo Nhà nghiên cứu NGUYỄN HỮU HIỆP7 (An Giang), Xưởng tàu Ba Son (Nhà máy đóng tàu Ba Son) – lúc bấy giờ gọi là “Xưởng thủy Chu ” – được xây dựng vào năm 1791 dưới thời vua Gia Long Nguyễn Ánh (1762-1820). Xưởng có diện tích 26ha, nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp sông Sài Gòn với rạch Thị Nghè, có đường ven sông dài 2km và 6 cầu cảng với chiều dài tổng cộng 750m.

      Theo Nhà nghiên cứu TIM DOLING8 thì: “Người sáng lập Xưởng thuỷ Chu Sư Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi chiếm lại phủ Gia Định vào năm 1790, ông thành lập Xưởng hải quân hoàng gia Chu Sư tại Bến Nghé (Sài Gòn) để lắp ráp một đội tàu chiến hiện đại. Võ quan VÕ DI NGUY 9 (1745-1801) đã lãnh đạo sự phát triển ban đầu của Xưởng thuỷ và chỉ huy các chiến dịch hải quân thành công của nhà Nguyễn chống lại Tây Sơn, mở đường cho chiến thắng cuối cùng vào năm 1801.

      Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi với niên hiệu Gia Long (1802-1820), Xưởng thuỷ Chu Sư được mở rộng thành một cơ sở đóng tàu và đúc pháo lớn với vài nghìn công nhân đa ngành khác nhau. Trong sách “Gia Định thành thông chí” (嘉 定 城 通 志), ông TRỊNH HOÀI ĐỨC10 viết vào những năm cuối cùng của triều đại Gia Long, ghi rằng:  “Xưởng Chu Sư – ở cách phía Đông kinh thành khoảng một dặm – nằm dọc theo bờ sông Tân Bình (sông Sài Gòn), quanh theo sông Bình Trị (rạch Thị Nghè), nhà xưởng chế tạo các thuyền hải đạo cùng các dụng cụ của hải quân – chiến xưởng dài đến 3 dặm.”

      Trong thời gian này, những chữ “Xưởng Thủy” được ghi rõ trên bản đồ (tỉnh Gia Định) năm 1815 của Trần Văn Học.” (trích “Date with the Wrecking Ball – Ba Son Shipyard, 1790” – lược dịch: Ngày giờ cuối cùng của Khu di tích lịch sử Ba Son 1790. TIM DOLING, 2015)

      Trong Tập tư liệu dùng cho lịch sử Sài Gòn, tác giả JEAN BOUCHOT11 mô tả vị trí của Xưởng thuỷ nằm chếch lên phía Thảo cầm viên và cho biết ở đó vẫn còn những dấu vết của các ụ đóng và sửa tàu khi xưa.

      Xưởng thủy, lần đầu tiên! nghề đóng thuyền lâu đời của người Việt được chuyên môn hóa: đội mộc đĩnh chuyên khai thác gỗ sao, kiền kiền để đóng thuyền, đội biệt nạp khai thác lá buông để đan buồm, các nậu khai thác dầu rái, trám, sơn, … Với sự giúp sức của người Pháp, các thợ đóng thuyền giàu kinh nghiệm và khéo léo người Việt đã có những bước tiến vượt bậc về kỹ thuật và trình độ tổ chức, nhiều loại tàu thuyền mới đã được đóng – vượt ra ngoài giới hạn của kỹ thuật đóng các ghe bầu hải sư thuyền chiến trước đây. Năm 1792, Xưởng hạ thủy 5 chiếc thuyền màng tên hiệu: Hoàng Long, Xích Nhạn, Thanh Tước, Bạch Yến, Huyền Hạc. Năm 1793, chúa Nguyễn Ánh mua một chiến hạm cũ của châu Âu rồi về cho tháo ra từng mảnh để lấy mẫu và đích thân chỉ đạo thợ theo đó mà chế tác ra các loại chiến hạm mới gọi là Tây dương dạng thuyền. Xưởng thủy đã đóng được 9 chiến thuyền kiểu châu Âu mang tên Loan Phi, Ưng Phi, Long Ngư, Long Phượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phụng Phi, Hùng Phi.

      Theo TIM DOLING: “Tác giả JOHN BARROW12 ghi rằng: “Một người Anh đã thấy ở Sài Gòn vào năm 1800 một hạm đội chiến thuyền của Nguyễn Ánh bao gồm 1.200 chiếc, do chính ông chỉ huy nhổ neo xuôi dòng theo một đội hình gồm ba đội trong tư thế sẵn sàng ứng chiến, rất có trật tự...”.

      Khi đến thăm Gia Định vào năm 1819, thủy thủ người Mỹ JOHN WHITE13 đã lưu ý tới các cơ sở của Xưởng thuỷ hoàng gia. Ông đã “thường xuyên viếng thăm” và viết nhiều trong hồi ký “Chuyến du hành đến Nam Kỳ” (A Voyage to Cochinchina, 1824) rằng: “Trong phần phía Đông bắc của thành phố, trên bờ của một con rạch sâu, là xưởng và kho vũ khí hải quân. Ở đó, trong thời gian nổi dậy, một số chiến thuyền lớn đã được xây dựng – cùng với hai tàu khu trục – theo kỹ nghệ của châu Âu và dưới sự lãnh đạo của các sĩ quan Pháp. Cơ sở này đã giành thêm danh dự cho người An Nam hơn bất cứ điều gì khác trong đất nước của họ vì nó có thể ganh đua với rất nhiều cơ sở hải quân khác ở châu Âu. Xưởng thuỷ không đóng tàu lớn, nhưng đã có nhiều vật liệu đơn giản thuộc loại tốt nhất để lắp ráp nhiều tàu khu trục. Gỗ và ván làm tàu thuộc loại tốt hơn bất cứ thứ gì mà tôi đã từng thấy….”

      Có khoảng 150 thuyền có mái chèo – hầu hết là các công trình đẹp – được sắp xếp trong các nhà kho; chiều dài của chúng đạt từ 40 đến 100 bộ (12~30,5 m); một số thuyền chứa 16 khẩu súng cỡ nòng 3 pao (~1,36 kg); những thuyền khác chứa 4/6 súng cỡ nòng từ 4~12 pao (1,8~5,5 kg); tất cả bằng đồng và rất đẹp. Bên cạnh những thuyền này còn khoảng 40 thuyền có mái chèo khác được dàn chào để đón Tổng Trấn LÊ VĂN DUYỆT14 viếng thăm bằng đường thuỷ khi ông từ Huế trở lại.

      “Những người An Nam chắc chắn là những ‘kiến trúc sư’ hải quân rất giỏi; tác phẩm của họ được hoàn thành với sự khéo léo tuyệt vời…” (theo TIM DOLING)

      Cuộc chiến với nhà Tây Sơn chấm dứt, Nguyễn Ánh lên ngôi và lập kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Xưởng Chu Sư được giao cho quân thứ Gia Định thành quản lý, tiếp tục công việc đóng và sửa chữa tàu thuyền, nhịp độ giảm đi nhưng về kỹ thuật lại phát triển.

      Xưởng thuỷ bắt đầu đóng được tàu đồng, phỏng theo thiết kế những tàu đồng thuê của Bồ Đào Nha, nguyên là các tàu buôn được cải tạo và vũ trang thành chiến hạm. Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài đã cung cấp nguồn kim loại dồi dào cho việc đóng tàu. Đặc biệt hơn nữa, Xưởng còn đóng và hạ thủy thành công tàu chạy bằng hơi nước không thua kém gì tàu của nước ngoài. Một bước phát triển mới được mở ra, đột phá khá quan trọng trong lịch sử hiện đại hóa kỹ thuật và công nghệ đóng tàu của Việt Nam.

chienthuyen-thuyquan-nhanguyen-hochanhkientruc.art
Hình 3Chiến thuyền Hải đạo của Thuỷ quân Nhà Nguyễn thế kỷ thứ 19

     

     Đội hải thuyền ngày một lớn mạnh nối liền đường ra Bắc vào Nam, mở ra một chân trời thênh thang về phía Biển Đông. Các đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập sớm từ các đời chúa Nguyễn nhằm khai thác hải sản vật tại Hoàng Sa bằng thuyền buồm. Sau khi thành lập Vương triều, vua Gia Long tiếp tục nhiệm vụ này và bằng hải đội mạnh mẽ của mình, đã mở rộng thêm những hoạt động khác như vãng thám, đo đạc, khảo sát thủy trình, vẽ bản đồ, …


CHÚ THÍCH

1:  “Sài Gòn năm xưa, VƯƠNG HỒNG SỂN, NXB Tổng Hợp Đồng Nai, 1960.

2:  VƯƠNG HỒNG SỂN (27/9/1902, Sóc Trăng, mang 3 dòng máu: Việt, Hoa, Khmer – 9/12/1996, Tp.Hcm, thọ 94 tuổi) – tên thật là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai – là một nhà văn hóa, học giả có hiểu biết sâu rộng về miền Nam, là nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam (bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai) rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ học Việt Nam.

    Khi qua đời, ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ, số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh) và toàn bộ Bộ sưu tập hơn 800 cổ vật của ông cho Nhà nước Việt Nam với hy vọng được thành lập một bảo tàng nhỏ mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà Vân đường phủ.

◊  Mời xem thêm chi tiếtVƯƠNG HỒNG SỂN (1902-1996)


3Arsénal có tên đầy đủ là Arsénal de Saigon.

4HILDA ARNOLD – một du khách người Pháp, tác giả quyển “Promenades dans Saigon(lược dịch: “Những cuộc dạo chơi ở Sài Gòn), NXB. Sili, 1948.


5AN CHI – tên thật là VÕ THIỆN HOA (27/11/1935, xã Bình Hòa, Gia Định /quận Bình Thạnh, Tp.HCM ngày nay – hiện sống ở Bình Thạnh) – bút danh Huệ Thiên, Huyện Thê, Viễn Thọ, là một học giả, nhà nghiên cứu Từ nguyên học nổi tiếng. Tuy nhiên! ông luôn tự nhận mình là ‘tay ngang’; nhưng, học vấn và thái độ làm việc của ông được các học giả lớn của Việt Nam đánh giá cao. Ông được xem là người có phong cách tranh luận ‘không vị nể’, không ngại đụng chạm đến các tác giả, học giả có tên tuổi khác.

◊  Mời xem thêm chi tiết:  An Chi VÕ THIỆN HOA (1935 – hiện đang sống tại Bình Thạnh)


6TRẦN VĂN HƯƠNG nhà học giả, soạn giả các sách Tuồng hát bội “Kim Thạch Kỳ Duyên” (Nhà in An Hà, Cần Thơ 1933, Trần Văn Hương chú thích, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1966), Tuồng “Kim Vân Kiều” – soạn chung với Lê Ngọc Trụ, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1966. (Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam)


7NGUYỄN HỮU HIỆP (1948 – hiện sống ở An Giang) là một nhà giáo, nhà văn hoá dân gian Việt Nam. Ông là hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Dân tộc học TP. HCM., Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang. Ông phụ trách Chi hội phó Chi hội văn nghệ dân gian tỉnh An Giang.

◊  Mời xem thêm chi tiết:  NGUYỄN HỮU HIỆP (1948 – hiện sống ở An Giang)


8TIM DOLING (???? – hiện đang sống tại Tp.HCM)người Anh – được đào tạo như một nhà sử học thời Trung cổ. Ông đã dành phần lớn sự nghiệp của mình trong lĩnh vực văn hóa, điều hành các nhà hát và trung tâm nghệ thuật ở Coleraine (Bắc Ireland), Horsham (Anh), Hồng Kông và thực hiện các Dự án văn hóachâu Á, châu Phi, châu Âu (các dự án này do UNESCO và Hội đồng Nghệ thuật Tham quan Anh quốc tài trợ), Dự án phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Ông đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình và đang tập trung nghiên cứu về Lịch sử khu vực Tp.HCM, Kiến trúc hiện đại Việt Nam (Vietnam Modernist Architecture, 1950-1970).

◊  Mời xem thêm chi tiết:  TIM DOLING  (???? – hiện đang sống tại Tp.HCM)


9:  VÕ DI NGUY hay Vũ Di Nguy (武 彝 巍, 1745, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – 1801) là vị tướng dưới quyền chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1751-1777). Ông vào nghiệp lính từ thời trẻ và giỏi thủy chiến nên được cử trông coi các đội thủy quân (Gia Định, năm 1778). Ông luôn tận tuỵ phò các chúa Định vương, Tân Chính vương (Nguyễn Phúc Dương), rồi Nguyễn Phúc Ánh. Ông là người đã bảo vệ cho mẹ và cung quyến của chúa Nguyễn Ánh Phú Quốc. Khi chúa Nguyễn – lấy lại được Gia Định (tháng 9/1788), ông được cử làm Nội Thủy Trung thủy Thuyền, rồi thăng Khâm sai thuộc Nội Cai cơ chỉ huy 5 hải đạo thuyềnMinh Phương Hầu” và trông coi việc đóng thuyền chiến, tàu chiến. Ông đã cùng NGUYỄN VĂN TRƯƠNG, VÕ TÁNH điều động hải quân, đổ bộ, đánh chiếm (tháng 3/1793) phủ Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Khi ông cùng LÊ VĂN DUYỆT điều thủy quân đánh cửa Thị Nại (ngày 15/1/1801) thì bị trúng đạn vào đầu nên tử trận. Ông được chôn cất ở Gia Định và được sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công“, thụy là Trung túc (trung thành và đầy vinh dự), rồi nâng lên hàng Nhất phẩm (năm 1807), được thờ trong Thế miếu (năm 1824) và được truy tặng thêm tước Bình Giang Quận công (ngày 14/12/1831)thụy đổi là Tráng Túc (dõng mãnh và cung kính).

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Thuỷ tướng Quận công VÕ DI NGUY (1745-1801)


10TRỊNH HOÀI ĐỨC (鄭 懷 德; 1765, Phú Xuân, Đại Việt – 1825, Huế), còn có tên là An (), tự Chỉ Sơn (止山), hiệu Cấn Trai (艮齋), tước An Toàn hầu, là công thần triều Nguyễn, là nhà thơ, nhà văn, sử gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ thứ 18, 19.

    Ông đỗ khoa thi (năm 1788) và được lần lượt bổ làm quan từ Hàn lâm chế cáo, Tri huyện Tân Bình (năm 1789) đến Hộ bộ Hữu Tham tri, Thượng thư bộ Hộ, Chánh sứ (tháng 5/1802) (triều Thanh, Trung Quốc), Hiệp trấn Gia Định thành (năm 1808, 1816) và quyền Tổng trấn (năm 1820), Lễ bộ Thượng thư kiêm quản Khâm thiên giám (năm 1812) Phó Tổng tài Quốc sử giám Hiệp biện Học sĩ (năm 1820), Giám khảo thi Ân khoa (năm 1822).

    Ông dâng sách “Gia Định thành thông chí” (tháng 6/1820), Lịch đại kỷ nguyênKhang tế lục (tháng 9/1821). Ông được truy tặng Thiếu bảo Cần chánh điện Đại học sĩ, tên thụy là Văn Khắc và được thờ trong miếu Trung Hưng Công Thần (năm 1852) và đền Hiền Lương (năm 1858).

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Thiếu bảo Đại học sĩ TRỊNH HOÀI ĐỨC (1765-1825)


11JEAN BOUCHOT (29/6/1886, Paris – 6/5/1932, Besançon, Pháp) là nhà báo, nhà lưu trữ, người phụ trách bảo tàng, sĩ quan phi công của quân đội Pháp. Ông tốt nghiệp cử nhân ở Trường Lycée Louis Le Grand và đến Phần Lan dạy tiếng PhápHelsingfors (năm 1913), nghiên cứu Văn hóa dân gian Phần Lan. Ông về Pháp và gia nhập quân đội (năm 1906-1913), phục vụ với vai trò quan sát viên trên các khinh khí cầu tại Versailles. Ông xuất ngũ và đến sống ở Bắc Kinh (Trung Quốc), làm giáo viên dạy tiếng Pháp, làm nghề báo, nghiên cứu nhiều tác phẩm về văn hoá nghệ thuật Trung Hoa cổ. Sau đó, ông đến Hà Nội và làm biên tập viên cho tờ báo “L’avenir du Tonkin“, rồi làm Lưu trữ viên tại Thư viện Đông Dương (năm 1924). Rồi, ông đến Nam Kỳ (ngày 25/2/1925) và làm Lưu trữ viên tại Thư viện Sài Gòn, phụ trách Tổng thư ký (tháng 1/1926) Hội những nhà nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises), thúc đẩy việc thành lập và làm Giám đốc Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tháng 7/1928), góp phần thành lập Viện Bảo tàng Nam Kỳ (ngày 1/1/1929).

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Giám đốc bảo tàng JEAN BOUCHOT (1886-1932)


12JOHN BARROW – gọi đầy đủ là Đệ nhất Nam tước Sir JOHN BARROW (19/6/1764, Dragley Beck, Ulverston, Lancashire, Anh – 23/11/1848, London, Middlesex, Anh, 84 tuổi) – là nhà địa lý học, ngôn ngữ học, nhà văn, công chức người Anh, là Thư ký thứ hai của Bộ Hải quân (năm 1804-1845). Ông đã từng đến Trung Quốc (năm 1792-1794) và định cư ở Cape Town, Nam Phi (năm 1797). Ông là người đã thúc đẩy cho các chuyến hành trình khám phá Bắc Cực (eo biển Barrow ở Bắc cực thuộc Canada, Point Barrow và thành phố Barrow ở Alaska được đặt theo tên của ông). Ông là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia, Câu lạc bộ Raleigh (tiền thân của Hiệp hội Địa lý hoàng gia). Ông nhận Bằng LL.D, Đại học Edinburg (năm 1821) và được trao tước vị Đệ nhất Nam tước (năm 1835). Ông đã dành toàn bộ tâm sức vào cuối đời để viết về Lịch sử của các chuyến đi khám phá Bắc Cực hiện đại (năm 1846)Tự truyện (năm 1847).

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Đệ nhất Nam tước JEAN BARROW (1764-1848)


13JOHN WHITE (1782, Marblehead, Massachusetts 1840, Boston), là trung úy Hải quân Hoa Kỳ, thành viên của Hiệp hội Hàng hải Đông Ấn (East India Marine Society, năm 1806) Salem, Massachusetts, Hoa Kỳ, … Ông đến Cape St. James (mũi Vũng Tàu, ngày 7/6/1819)Sài Gòn (ngày 9/10/1819) trong Lữ đoàn Franklin Hải quân Hoa Kỳ (tàu Franklin với thuyền trưởng Jogn White và tàu Marmion với thuyền trưởng John Brown). Chuyến đi đảm nhận nhiệm vụ có tính chất thương mại – tìm kiếm và mang về một chuyến hàng hóa sinh lợi nhuận (?!, theo Robert Hopkins Miller, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông ORDI). Chuyến đi không đạt kết quả khả quan và vì J. White mắc bệnh phù thủng nên đoàn tàu đã rời Sài Gòn ngày 30/1/1820. Chuyến đi được ông mô tả khá chi tiết qua “A Voyage to Cochinchina” và đã đăng trên các báo phát hành ở Boston, năm 1823. R. H. Miller cũng đã nhận định khá rõ về chuyến đi của J. White qua bài “Thuyền Mỹ cập bến Nam Kỳ 1802”.

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Thuyền trưởng JOHN WHITE (1782-1840)


14LÊ VĂN DUYỆT  (1763, vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường /xã Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ngày nay – 28/8/1832, Gia Định, lúc 69 tuổi), là một nhà chính trị, nhà quân sự, là một trong các tướng lĩnh chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh, là một đại thần và là Thái giám bảo vệ Cung quyến (năm 1781) và đã điều binh đem lại nhiều chiến thắng cho 2 triều đại nhà Nguyễn (trận Thị Nại 1801, chiếm thành Phú Xuân ngày 15/6/1801, thành Thăng Long (năm 1819), phá tan 2 cuộc nổi dậy của dân Đá Vách Quảng Ngãi (năm 1803, 1816), giải cứu thành Nam Vang và tiêu diệt giặc Sư Kế (năm 1820). Ông con là người đã xây Trường lũy (Tĩnh Man trường lũy, năm 1819), đắp thành Nam Vang (năm 1813) cho vua Chân Lạp, đắp thành Lô Yêm để trữ lương và lưu binh, điều động khoảng hơn 39.000 quân-dân đào kênh Vĩnh Tế (năm 1822-1824), …

     Ông được phong làm “Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận công“, “Khâm sai Chưởng Tả Quân dinh Bình Tây tướng quân, tước Quận công(ngày 31/5/1802). Ông là một trong “ngũ hổ tướng” ở Gia Định, hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định thành (năm 1812, 1820), là người đã góp công rất lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam kỳ bình yên và giàu có.

     Mặt khác, ông lại luôn phản đối vua Minh Mạng – phản đối chính sách bế quan tỏa cảng, quá trọng dụng Nho giáo mà chống đạo Công giáo. Ông đã bị triều đình hạch tội và cho phá mộ sau khi ông mất. LÊ VĂN KHÔI (con nuôi của ông) đã nổi dậy chống lại triều đình nhưng bị dập tắt nên ông lại bị truy tội; đến mãi đời Thiệu Trị thì ông mới được phục hồi danh dự và truy tặng cho ông chức “Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả Quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo Quận Công“, thụy là “Oai Nghị“.

◊  Mời xem thêm chi tiết:  Tả quân Thái bảo Quận công LÊ VĂN DUYỆT (1763-1832)


MỜI XEM :
◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 2: Xưởng đóng tàu Sài Gòn 1863

◊  Ba Son xưa 1791 và nay 2015 – Phần 3: Xí nghiệp liên hiệp Ba Son 1978

BAN BIÊN TẬP
hochanhkientruc@gmail.com
09 /2022